Trong văn hóa cưới hỏi truyền thống của người Việt, nghi thức bưng quả luôn đóng vai trò quan trọng, thể hiện sự kết nối giữa hai gia đình và mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Tuy nhiên, tục lệ bưng quả trong đám cưới Việt Nam thường gắn liền với quan niệm “bưng quả […]
Trong văn hóa cưới hỏi truyền thống của người Việt, nghi thức bưng quả luôn đóng vai trò quan trọng, thể hiện sự kết nối giữa hai gia đình và mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Tuy nhiên, tục lệ bưng quả trong đám cưới Việt Nam thường gắn liền với quan niệm “bưng quả mất duyên”. Vậy quan niệm này có đúng hay không? Bưng quả thực sự có ảnh hưởng đến chuyện tình duyên của người bưng quả hay đây chỉ là một tín ngưỡng dân gian? Hãy tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Giới thiệu về tục bưng quả trong đám cưới Việt Nam
Tập tục bưng quả hay còn được gọi là lễ bê tráp, là một nghi thức quan trọng trong đám cưới truyền thống của người Việt Nam. Đây là nghi lễ mở đầu cho buổi lễ trọng đại, được thực hiện bằng việc đội bê tráp nhà trai tiến hành trao những mâm quả đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho đội bê tráp nhà gái.
Xem thêm : Bưng quả là gì? Quy trình bưng quả từ a-z
Nghi thức này được xem như lời xin phép chính thức của chú rể được đón cô dâu về nhà chồng, thể hiện sự trân trọng, kính trọng của nhà trai đối với nhà gái. Mỗi mâm đều mang một ý nghĩa riêng, cầu mong cho cặp đôi có một cuộc sống hôn nhân viên mãn, hạnh phúc.
Nghi thức bưng quả trong đám cưới Việt Nam
Nguồn gốc của nghi thức bưng quả đám cưới
Nguồn gốc chính xác của nghi thức bưng quả vẫn còn nhiều tranh luận, nhưng nó được cho là xuất hiện từ thời phong kiến. Theo một số tài liệu, nghi thức này bắt nguồn từ tục “tặng sính lễ” – một nghi thức quan trọng trong quy trình cưới hỏi thời xưa. Sính lễ cưới bao gồm nhiều vật phẩm có giá trị, tượng trưng cho sự trân trọng và mong muốn kết thông gia của nhà trai.
Do có nguồn gốc lịch sử từ lâu đời, nghi thức bưng quả có thể có những biến tấu khác nhau ở từng vùng miền, địa phương. Ngày nay, nghi thức bưng quả vẫn được duy trì trong nhiều đám cưới của người Việt Nam. Tuy nhiên, do sự thay đổi của xã hội, một số nghi thức trong tục bưng quả đã được giảm bớt cho phù hợp hơn. Ví dụ, số lượng mâm quả có thể được giảm bớt, hoặc các mâm quả được trang trí đơn giản hơn.
Quy trình thực hiện nghi thức bưng quả
Chuẩn bị mâm quả: Nhà trai sẽ chuẩn bị các mâm quả theo phong tục tập quán của từng địa phương, thường bao gồm: mâm trầu cau, mâm bánh kẹo, mâm heo quay, mâm trái cây, mâm rượu trà,… Mỗi mâm quả đều mang ý nghĩa tượng trưng cho những lời chúc tốt đẹp dành cho cô dâu chú rể.
Trao nhận mâm quả: Đội bưng quả nhà trai sẽ di chuyển từ cổng nhà gái vào nhà, mang theo các mâm quả được trang trí đẹp mắt. Đội bưng quả nhà gái sẽ đón nhận các mâm quả từ nhà trai. Sau đó, hai bên gia đình sẽ trao đổi qua lại về lễ cưới.
Mở nắp mâm quả: Đại diện nhà gái sẽ mở nắp từng mâm quả để kiểm tra lễ vật.
Kết thúc nghi thức: Sau khi hoàn tất nghi thức bưng quả, hai bên gia đình sẽ cùng nhau dùng trà bánh và trò chuyện.
Tìm hiểu về quan niệm “Bưng quả mất duyên”
Bưng quả có mất duyên không?
Quan niệm bưng quả mất duyên chỉ dựa trên tín ngưỡng dân gian và chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào chứng minh. Trên thực tế, không có thống kê chính xác nào về tỷ lệ mất duyên hay ảnh hưởng của việc bưng quả đến việc kết hôn của phụ nữ.
Nhiều bạn vì lo lắng về mất duyên mà e dè, chần chừ khi được mời bưng quả. Nỗi lo sợ này xuất phát từ những quan niệm truyền thống và những lời đồn đại thiếu cơ sở. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc bưng quả không ảnh hưởng đến việc tìm kiếm hạnh phúc, thậm chí nhiều bạn đã tìm được ý trung nhân tại buổi lễ ăn hỏi khi tham gia bưng quả cho bạn bè, bởi do đây là sự kiện tập trung đông người và có nhiều bạn độc thân tham dự, trong khi dàn bưng quả là những người có ngoại hình ưa nhìn, dễ thu hút người khác. Do vậy, thay vì lo lắng về mất duyên, các bạn nên tự tin và thoải mái khi tham gia nghi thức bưng quả này.
Để giữ duyên khi bưng quả cần chú ý điều gì?
Tráp là những lễ vật mà nhà trai mang đến để trao cho nhà gái trong lễ xin dâu, do đó, chúng có vai trò vô cùng quan trọng, gần như là quan trọng nhất trong lễ ăn hỏi. Vì lý do này, người bê tráp cần phải hết sức cẩn thận để tránh làm rơi. Theo quan niệm truyền thống, việc tráp hoặc lễ vật trong tráp bị rơi đồng nghĩa với việc duyên của người bưng tráp đã bị rơi và có thể dẫn đến mất duyên. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến không khí của buổi lễ mà còn gây tâm trạng lo lắng cho cô dâu, chú rể và cả người bê tráp.
Một cách khác để tránh mất duyên khi tham gia bê tráp là thực hiện nghi thức trao gửi bao lì xì. Theo phong tục, cô dâu và chú rể sẽ chuẩn bị sẵn những bao lì xì đỏ đựng tiền may mắn để trao cho dàn bưng quả sau khi hoàn tất nghi thức. Số tiền trong bao lì xì tuy không lớn, thường dao động từ 100.000 đến 500.000 đồng, nhưng mang ý nghĩa là lời chúc phúc cho dàn bưng quả có được nhiều thuận lợi trong chuyện tình duyên và sớm tìm được hạnh phúc viên mãn trong hôn nhân.
Có người yêu rồi có nên đi bê tráp không?
Chắc hẳn đây là thắc mắc chung của nhiều bạn trẻ đang có người yêu khi nhận được lời mời tham gia bê tráp cho cô dâu chú rể. Tuy nhiên, các bạn hoàn toàn có thể yên tâm tham gia mà không cần e ngại về việc đang có người yêu mà đi bê tráp mất duyên dẫn đến chia tay.
Một số điều kiêng kỵ khi bưng quả
Kiêng kỵ về người bưng quả
Đội bưng quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nghi thức cưới hỏi, góp phần tạo nên sự trang trọng và ý nghĩa cho ngày trọng đại của cô dâu chú rể. Bên cạnh việc lựa chọn những người có độ tuổi và chiều cao phù hợp, việc tuân thủ một số kiêng kỵ truyền thống cũng là điều cần thiết để đảm bảo cho hôn lễ diễn ra suôn sẻ. Khi lựa chọn đội bưng quả, cần lưu ý không chọn những người đang có tang, người đã lập gia đình tham gia bưng quả để tránh ảnh hưởng đến hạnh phúc của cặp đôi mới cưới.
Kiêng kỵ về thứ tự bưng quả
Để đảm bảo sự suôn sẻ và trọn vẹn cho nghi thức bưng quả, ngoài việc chuẩn bị cặp nhẫn cưới yêu thương, gia đình cần lưu ý sắp xếp thứ tự bưng quả phù hợp với số lượng mâm quả được chuẩn bị.
Lễ ăn hỏi 5 – 7 mâm quả: Thứ tự từ trước ra sau là mâm trầu cau – mâm rượu thuốc – mâm hoa quả/ rồng phượng – mâm bánh cốm, bánh phu thê, tráp chè, hạt sen.
Lễ ăn hỏi 9 – 11 mâm quả: Thứ tự từ trước ra sau là mâm trầu cau – mâm rượu thuốc – mâm heo sữa – mâm hoa quả/ rồng phượng – mâm xôi – mâm bia/ nước ngọt – mâm bánh cốm, phu thê, tráp chè, hạt sen.
Qua bài viết trên, Tierra Natural Diamond hy vọng các bạn đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “Bưng quả mất duyên: Sự thật hay chỉ là tín ngưỡng”. Đồng thơi, hiểu rõ hơn các thông tin về nghi thức bưng quả trong phong tục cưới hỏi của người Việt.
Post Views: 548