Chữ Hỷ xuất hiện như một phần biểu tượng không thể thiếu trong văn hóa truyền thống cưới hỏi của người Việt Nam từ xưa đến nay. Không chỉ đơn thuần là những ký tự mà nó còn sở hữu nhiều ý nghĩa sâu sắc và thiêng liêng trong đám cưới. Đó cũng là lý […]
Chữ Hỷ xuất hiện như một phần biểu tượng không thể thiếu trong văn hóa truyền thống cưới hỏi của người Việt Nam từ xưa đến nay. Không chỉ đơn thuần là những ký tự mà nó còn sở hữu nhiều ý nghĩa sâu sắc và thiêng liêng trong đám cưới. Đó cũng là lý do mọi buổi tiệc cưới hỏi nào cũng không thể thiếu sự xuất hiện của chữ Hỷ. Để hiểu rõ hơn về chữ Hỷ bắt nguồn từ đâu, ý nghĩa là gì, cách trang trí chữ Hỷ đúng cách mời bạn xem bài viết bên dưới cùng Tierra Diamond.
Chữ Song Hỷ là gì?
Trong văn hóa Trung Hoa, chữ Song Hỷ đại diện cho hai việc quan trọng của cuộc đời của mỗi người. Thứ nhất là việc đại đăng khoa, tức thi đỗ làm quan. Thứ hai là việc tiểu đăng khoa, tức là việc thành gia lập thất (cưới vợ). Song Hỷ được viết bằng sự kết hợp của hai chữ Hỷ đặt cạnh nhau mang ngụ ý là niềm vui lớn, hạnh phúc nhân đôi. Có lẽ vì thế mà chữ Song Hỷ thường được đặt ở các vị trí quan trọng như cổng hoa cưới, bàn thờ gia tiên, thiệp cưới hay trên trang phục cô dâu và chú rể.
Chữ hỷ là gì? (nguồn: sưu tầm)
Nguồn gốc chữ Hỷ
Chữ Hỷ được ra đời từ một câu chuyện cổ tích ngày xưa. Đó là câu chuyện xuất phát từ cuộc đời, sự nghiệp của Vương An Thạch – một danh sĩ lỗi lạc thời nhà Tống. Câu chuyện không chỉ nói đến tài năng xuất chúng của ông mà nó còn là sự kết hợp tuyệt vời giữa trí tuệ, tình duyên và vận may.
Chữ hỷ trang trí đám cưới (nguồn: sưu tầm)
Ngay từ khi còn bé, Vương An Thạch đã thể hiện được khả năng học hỏi hơn người của mình. Ông sở hữu trí tuệ sắc bén, kiến thức uyên bác và khi chạm ngưỡng 20 tuổi, Vương An Thạch đã quyết định lên đường tham dự kỳ thi khoa cử danh giá tại kinh thành. Ông quyết tâm khẳng định tài năng của mình. Trên hành trình, ông đã đi ngang qua Mã Viên Ngoại đang tổ chức tưng bừng lễ hội mừng thọ. Tại đây ông bị thu hút bởi một câu đối ý nghĩa được treo trên một chiếc đèn kéo quân.Dù ngay lúc đó chưa tìm ra câu trả lời nhưng Vương An Thạch lại rất tự tin vào khả năng của chính mình và tiếp tục hành trình.
Trang trí chữ Hỷ cho đám cưới (nguồn: sưu tầm)
Ổng đã sử dụng kiến thức uyên bác để vượt qua bài thi một cách xuất sắc dưới sự tán dương và lời khen từ quan chủ khảo. Đặc biệt hơn là khi đến gặp nhà vua, Vương An Thạch đã được thử tài năng với một câu đối mới. Tuy nhiên ý của câu đối này lại vô cùng hợp với câu đối mà ông đã giải được ở Mã Viên Ngoại. Vì thế, ông dễ dàng vượt qua câu đối một cách nhanh chóng và làm hài lòng nhà vua và các quan lại lúc đó. Trong kỳ thi ông đã giành được vị trí đầu bảng. Đây cũng là bước ngoặt khẳng định được tài năng của Vương An Thạch, mở ra một hành trình mới trong cuộc đời của ông.
Chữ Song Hỷ (nguồn: sưu tầm)
Khi trở về Mã Viên Ngoại với danh hiệu mới, Vương An Thạch đã hoàn thành câu đối trên chiếc đèn kéo quân. Hành động này không chỉ chứng tỏ trí tuệ vượt trội của ông mà còn đánh dấu một duyên phận đặc biệt. Câu đối của ông không chỉ thể hiện sự thông minh mà còn bộc lộ sự đồng điệu tâm hồn với con gái của Mã Viên Ngoại, mở ra một mối lương duyên tuyệt vời.
Trang trí chữ Hỷ (nguồn: sưu tầm)
Tràn đầy hạnh phúc và tự hào với hai niềm vui lớn – thành công trong sự nghiệp và hạnh phúc trong tình duyên, Vương An Thạch đã tạo ra chữ “Song Hỷ”, biểu tượng cho sự viên mãn và may mắn nhân đôi. Sự kết hợp này không chỉ khẳng định tài năng và tình yêu của ông mà còn thể hiện sự kỳ diệu của vận mệnh, khiến chữ “Song Hỷ” trở thành biểu tượng vĩnh cửu của hạnh phúc và may mắn trong hôn nhân. Chữ này đã được lưu truyền và tôn vinh trong văn hóa Á Đông cho đến ngày hôm nay.
Cách dán chữ Hỷ đám cưới chuẩn
Chữ Hỷ mang ý nghĩa tốt lành trong ngày trọng đại như đám cưới nên thường được mọi người dán chữ Hỷ trên các lễ vật mâm quả, trước cửa nhà hay trên xe,… Ngoài ra, để tăng thêm niềm vui, các gia đình còn chọn vị trí như phòng khách, cửa nhà hay những nơi dễ dàng nhìn thấy để dán chữ Hỷ. Việc này biểu hiện cho mong ước “Hỷ càng thêm Hỷ” trong nhà.
Cách dán chữ Hỷ trong đám cưới (nguồn: sưu tầm)
Việc dán chữ Hỷ vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần phân biệt được chiều của chữ Hỷ và dán nó vào các vị trí mà mình muốn. Vì chữ Hỷ được viết theo chữ Trung Quốc nên hãy chắc chắn rằng bạn phải để bộ thổ tức phần nhọn của chữ lên trên đầu.
Một số vị trí dán chữ Hỷ trong đám cưới thường thấy:
- Chữ Hỷ với họa tiết đôi chim câu, long phụng: dán lên cửa kính hoặc kính xe.
- Họa tiết chữ Hỷ với con chim phượng: dán lên trang sức cô dâu.
- Chữ Hỷ trái tim: dán lên đèn cầy hoặc đèn điện.
- Chữ Hỷ có viền: nên dán lên tivi trong nhà.
- Chữ Hỷ có hình em bé: nên dán ở đầu giường trong phòng ngủ.
- Chữ Hỷ hình đuôi cá: dán ở khu vực trong bếp như trên lò vi sóng, tủ lạnh,…
Cách trang trí chữ Song Hỷ (nguồn: sưu tầm)
Không chỉ là biểu tượng trang trí đơn thuần trong các đám cưới, chữ Hỷ còn là biểu tượng sâu sắc về hạnh phúc, may mắn. Nó sự kết hợp giữa thịnh vượng và tình yêu đôi lứa. Qua bài viết trên bạn có thể hiểu hơn về chữ Hỷ và lưu ý khi trang trí chữ Song Hỷ trong đám cưới đúng cách.
Và cũng đừng quên trang sức nhẫn cưới – cầu hôn ý nghĩa khi nhắc đến đám cưới. Tierra Diamond tự tin đồng hành cùng bạn trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc trong ngày trọng đại.
Post Views: 104