Sở hữu ngay tài khoản riêng cho mình để dễ dàng xem, thêm các món trang sức yêu thích vào giỏ hàng, thanh toán nhanh chóng cùng nhiều trải nghiệm thú vị khác.
Điểm khác biệt giữa kim cương thiên nhiên và đá tổng hợp
Kim cương thiên nhiên và các loại đá tổng hợp có hình thức bên ngoài tương tự nhau. Vì vậy, có thể các cửa hàng lợi dụng vẻ ngoài khá giống kim cương thiên nhiên, các loại đá tổng hợp đang được bày bán tràn lan trên thị trường với nhiều hình thức khác nhau. […]
Kim cương thiên nhiên và các loại đá tổng hợp có hình thức bên ngoài tương tự nhau. Vì vậy, có thể các cửa hàng lợi dụng vẻ ngoài khá giống kim cương thiên nhiên, các loại đá tổng hợp đang được bày bán tràn lan trên thị trường với nhiều hình thức khác nhau. Làm thế nào để phân biệt được đâu là kim cương thiên nhiên. Cùng Tierra Diamond tìm hiểu nhé!
Với vẻ ngoài tinh khiết, sang trọng và quý phái. Ngoài ra, kim cương tự nhiên còn giúp gia tăng giá trị đẳng cấp thượng lưu của người sở hữu. Tuy nhiên, trên thị trường có nhiều loại đá tổng hợp có hình thức bên ngoài khá giống kim cương tự nhiên. Vậy đâu là điều khác biệt?
Ra đời vào năm 1973, Cubic Zirconia mang lại cho người dùng trang sức một sự lựa chọn mới với giá thành thấp và vẻ ngoài lại rất giống kim cương thiên nhiên. Chính vì thế nhu cầu sử dụng loại đá này ngày càng gia tăng, nhất là trong ngành trang sức giá rẻ.
Đặc tính quang học của CZ có một số điểm tương đồng với kim cương thiên nhiên. Theo nghiên cứu cho thấy CZ có cùng hệ tán sắc với kim cương thiên nhiên, tuy nhiên chiết suất thấp hơn kim cương thiên nhiên. Bạn cũng có thể phân biệt CZ với kim cương bằng mắt thường.
Đây là bảng so sánh giữa kim cương tự nhiên và đá Cublic Zirconia:
Kim cương tự nhiên
Đá Cubic Zirconia
Nguồn gốc
Nguồn gốc từ thiên nhiên, tạo hoá
Sản xuất công nghiệp
Màu sắc
Nhiều màu sắc (vàng, hồng, đen, không màu,…)
01 màu trong suốt. Để dưới ánh sáng mặt trời trong thời gian dài sẽ có màu xám nhạt
Tính cách nhiệt và dẫn điện
Tính dẫn nhiệt
Tính cách nhiệt
Độ cứng
Độ cứng cao nhất
Đạt 8.5 điểm so với kim cương
Chiết suất
2,417
2,18
Các điểm phân biệt khác
– Vết vỡ của kim cương có thể là hình vỏ sò đến mảnh vụn, còn vết nứt vỡ ở đá CZ chỉ có hình vỏ sò.- Một viên đá CZ sẽ có khối lượng xấp xỉ 1,75 khối lượng của viên kim cương cùng kích thước. Kim cương thường có tạp chất bên trong (cho dù rất ít) còn đá CZ thì không có những tạp chất đó vì nó được tạo ra qua nhiều công đoạn pha chế, tách lọc… trong công nghiệp.
Các điểm phân biệt khác:
Để phân biệt CZ và kim cương thiên nhiên, Tierra Diamond sẽ chỉ bạn 1 phép thử đơn giản. Để viên đá cần kiểm tra trước miệng, thổi một hơi vào nó. Nếu lớp sương mờ tồn tại trên viên đó trong khoảng 1 đến 2 giây thì đó là đá CZ bởi kim cương phân tán nhiệt rất nhanh nên lớp sương mù sẽ không thể tồn tại lâu được.
Đá Moissanite và kim cương thiên nhiên
Moissanite được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1893, là loại đá có vẻ ngoài rất giống kim cương thiên nhiên, thậm chí xếp cao hơn Cubic Zirconia. Ngoài độ cứng và tính chất khúc xạ ánh sáng giống kim cương, Moissanite còn dẫn nhiệt rất tốt. Chính điều này là mối quan tâm, lo lắng của tín đồ kim cương tự nhiên, bởi bút thử kim cương trên cơ sở dẫn nhiệt gần như vô tác dụng với Moissanite.
Moissanite được ứng dụng rộng rãi trong nhều ngành công nghiệp, ngoài được dùng trong ngành trang sức, thời trang, Moissanite được dùng để làm đá mài sắc và cắt công cụ. Không được phổ biến về số lượng trong thị trường trang sức như CZ, Moissanite vẫn luôn được xem là loại đá dễ dàng mạo danh kim cương thiên nhiên.
Độ bền: Moissanite đạt độ cứng 9.5, đây là ưu điểm khó có loại khoáng vật nào sánh được. Tuy nhiên, độ cứng của nó vẫn thấp hơn kim cương. Vì thế chúng có thể bị xước, bong tróc. Trang sức gắn đá Moissanite sẽ có độ bền kém hơn so với kim cương.
Màu sắc: Moissanite không màu, trong khi đó kim cương có nhiều màu sắc tự nhiên.
Lấp lánh: Khi chuyết ánh sáng lớn, những viên Moissanite sẽ khúc xạ những chùm ánh sáng nhiều màu, chùm sáng rộng, tia sáng dài. Trong khi kim cương và đá Cz chùm ánh sáng không màu và ngắn.
Ngoài ra còn một số loại đá tổng hợp khác như: Yttrium Aluminium (YAG), Galliant, Djevalith, Fabulite, Synthetic Rutile cũng có vẻ bên ngoài tương tự như kim cương tự nhiên nhưng ít được sử dụng.
Sự ra đời của các loại đá tổng hợp này đã làm cho giới thời trang thêm khởi sắc, tuy nhiên nó cũng làm rối loạn thị trường trang sức. Một số doanh nghiệp, cá nhân đã lợi dụng những loại đá này để qua mặt người tiêu dùng nhằm chuộc lợi. Hy vọng qua bài viết, Tierra Diamond sẽ giúp bạn phân biệt được kim cương tự nhiên để tránh nhầm lẫn khi sỡ hữu.
Tóc cô dâu không chỉ là một phần của trang phục cưới mà còn là biểu tượng của vẻ đẹp, sự tự tin và cá tính riêng. Trong ngày trọng đại, tóc cô dâu chính là yếu tố quan trọng, giúp tôn vinh nét đẹp tự nhiên và phong cách cá nhân. Hãy cùng Tierra […]
Tiệc cưới ngoài trời đang trở thành xu hướng được nhiều cặp đôi yêu thích bởi không gian lãng mạn, gần gũi với thiên nhiên. Với sự đa dạng về địa điểm và phong cách, các cặp đôi có thể tự do sáng tạo để tổ chức một đám cưới thật sự độc đáo và […]
Đám cưới không chỉ là một ngày lễ, mà còn là sự khởi đầu cho một cuộc sống mới. Để ngày trọng đại diễn ra thật trọn vẹn, cô dâu cần chuẩn bị kỹ lưỡng từ những điều nhỏ nhất. Bài viết này Tierra sẽ giúp các cô dâu có một cái nhìn tổng quan […]
Trong các đám cưới truyền thống Việt Nam, bánh phu thê luôn đóng vai trò không thể thiếu. Bánh thường xuất hiện trong mâm lễ vật cưới, tượng trưng cho tình yêu bền chặt và sự đồng lòng của đôi vợ chồng trẻ. Điều gì đã khiến bánh phu thê, với hình dáng và cách […]