Đính hôn là một trong những sự kiện thiêng liêng nhất của đời người, thường được tổ chức trước khi đôi uyên ương chính thức về chung một mái nhà. Và nhằm giúp nghi lễ trọng đại này diễn ra trọn vẹn nhất, sau đây, hãy cùng Tierra Diamond tìm hiểu rõ hơn đính hôn là gì, sự khác nhau giữa đính hôn và kết hôn cũng như những công việc hay lễ vật mà nhà trai, nhà gái cần chuẩn bị cho lễ đính hôn nhé.
1. Đính hôn là gì?
Theo truyền thống cưới xin của người Việt Nam, đính hôn là thủ tục không thể thiếu để mở đầu cho một cuộc hôn nhân. Tùy theo từng phong tục, tập quán hay vùng miền mà yêu cầu về đính hôn sẽ có thể khác nhau. Vậy thì đính hôn là gì?
Đính hôn được tổ chức như một nghi lễ nhằm thông báo chính thức về việc hứa gả con cho nhau giữa hai bên gia đình. Nghi lễ này thường diễn ra trước đám cưới ít nhất khoảng 1 tháng hoặc đôi khi còn được gộp chung với lễ cưới nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí, trường hợp này thường là do khoảng cách địa lý.
Đính hôn là gì? – Là nghi thức quan trọng theo truyền thống cưới xin của Việt Nam
Việc thực hiện nghi lễ đính hôn còn có ý nghĩa giúp giáo dục con cái phải biết kính trọng tổ tiên, đồng thời góp phần giữ gìn bản sắc văn văn hóa dân tộc. Sau lễ đính hôn, đôi uyên ương có thể xem nhau như vợ chồng sắp cưới.
2. Đính hôn và kết hôn khác nhau như thế nào?
Bên cạnh thắc mắc đính hôn là gì, nhiều người vẫn chưa thể phân biệt giữa đính hôn và kết hôn, còn gọi là lễ cưới. Về thực chất, hai nghi lễ này khác nhau ở những điểm chính sau đây:
Ý nghĩa
Đính hôn hay hứa hôn là thủ tục cam kết của cặp đôi cũng như hai họ về một lễ cưới sẽ diễn ra trong tương lai. Và sau đó, đám cưới được tổ chức sẽ đánh dấu một cột mốc mới của hạnh phúc lứa đôi rằng họ đã chính thức nên duyên vợ chồng, đồng lòng cùng nắm tay nhau đi đến cuối cuộc đời.
Tính chất
Vì đính hôn là sự cam kết tình cảm giữa hai người và chưa có được sự công nhận chính thức bởi pháp luật nên trong thời gian này, cặp đôi vẫn còn có thể suy nghĩ và ra quyết định cuối cùng. Trái lại, kết hôn lại là một thủ tục có tính pháp lý được chứng nhận bởi chính quyền thông qua giấy đăng ký kết hôn.
Thời gian
Đính hôn được xem là bước đệm cho việc kết hôn, nên sẽ được tổ chức trước đám cưới một khoảng thời gian tùy theo thỏa thuận giữa hai gia đình, có thể từ 2 – 6 tháng hoặc thậm chí ngắn hơn nếu gia đình cảm thấy công đoạn trang trí, chuẩn bị lễ vật, nhẫn cưới hay các thủ tục khác không gặp nhiều trở ngại.
3. Lễ đính hôn nhà gái cần chuẩn bị những gì?
Việc chuẩn bị như thế nào cho lễ đính hôn là tùy thuộc vào từng phong tục tập quán ở địa phương cũng như điều kiện kinh tế của từng gia đình, nhưng nhìn chung nhà gái thường sẽ thực hiện một số công việc như sau:
Chuẩn bị bàn thờ gia tiên
Việc quan trọng đầu tiên mà nhà gái cần chuẩn bị đó là lau dọn và sửa soạn lại bàn thờ gia tiên. Một tấm vải đỏ có thể được sử dụng để phủ lên bàn thờ và hai bên sẽ được trang trí bằng câu đối hoặc chữ song hỷ. Nhằm giúp tạo không khí ấm cúng cho phòng thờ, bạn có thể đốt thêm trầm hương hoặc hương vòng.
Bên cạnh đó, để tăng sự tươm tất khi mời ông bà về “dự” trong lễ đính hôn, bàn thờ nên có thêm bình hoa tươi, mâm ngũ quả cùng một số lễ vật khác như xôi gấc, gà luộc…
Trang trí nhà cửa
Vì lễ đính hôn sẽ được tổ chức ở nhà gái nên nhà gái cần dọn dẹp, trang trí lại nhà cửa, sắp xếp bàn ghế để tạo không gian thoải mái nhất trong lúc làm lễ. Ngoài ra, backdrop đám hỏi, cổng hoa cưới cũng là những thành phần không thể thiếu. Nếu bạn muốn ngôi nhà trông nổi bật hơn thì có thể trang trí thêm bằng bóng bay, nơ hoặc các dải lụa.
Chuẩn bị cỗ mặn
Sau khi kết thúc phần lễ đính hôn, nhà gái sẽ chuẩn bị cỗ mặn để mời họ “đàng trai” dùng bữa. Mâm cơm thường bao gồm 5, 7 hoặc 9 món, các món ăn mặn nên phù hợp với khẩu vị của từng vùng miền. Sau đó, các món tráng miệng như trái cây, chè hay bánh ngọt sẽ giúp cho bữa cơm thân mật thêm trọn vẹn.
4. Lễ đính hôn nhà trai cần chuẩn bị những gì?
Bên cạnh việc trang hoàng lại nhà cửa, thì nhà trai cần chuẩn bị thêm một số lễ vật và trang sức để mang sang nhà gái.
Chuẩn bị lễ vật ăn hỏi
Mỗi vùng miền và gia đình sẽ có những yêu cầu khác nhau về lễ vật ăn hỏi, chẳng hạn như miền Nam yêu cầu lễ vật phải theo số chẵn như 6, 8 hay 10 tráp, trong khi đó thì văn hóa ăn hỏi ở miền Bắc lại thường yêu cầu số lẻ (5, 7, hoặc 9 tráp lễ). Các lễ vật nhất định phải có là trầu cau, trà và rượu. Ngoài ra, nhà trai có thể chuẩn bị thêm hoa quả, bánh kem, xôi gà, heo quay… cho các tráp lễ còn lại.
Chuẩn bị trang sức và tiền cảm ơn
Trong buổi lễ đính hôn, nhà trai nên có một bộ trang sức cơ bản, bao gồm vòng cổ, khuyên tai và vòng tay, để trao cho cô dâu. Tùy theo điều kiện tài chính của từng gia đình mà bộ trang sức có thể làm từ bạch kim, vàng 24K, 18K hay 14K… và có thể được đính thêm kim cương lấp lánh để tăng thêm phần sang trọng.
Bên cạnh nhẫn đính hôn, nhà trai cần chuẩn bị vòng cổ, khuyên tai và vòng tay
Bên cạnh đó, một số tiền lễ đen cũng sẽ được chuẩn bị như sự biết ơn của gia đình nhà trai về công lao sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ cô dâu, đồng thời giúp chia sẻ một phần chi phí cho nhà gái.
Bài viết trên đã giúp bạn nắm được đính hôn là gì, sự khác nhau giữa đính hôn và kết hôn cũng như một số thủ tục mà nhà trai và nhà gái cần chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này. Bên cạnh đó, nếu bạn đang tìm kiếm địa điểm uy tín để gửi gắm chiếc nhẫn đính hôn hay cặp nhẫn cưới của mình, hãy ghé thăm Tierra Diamond.
Với mục tiêu đem lại những lựa chọn nhẫn đính hôn – nhẫn cưới lý tưởng cho các cặp đôi trẻ hiện đại, Tierra ghi dấu ấn bằng kiểu dáng đa dạng, tinh tế thanh lịch, tạo tác tinh xảo, tận tâm, cùng chế độ dịch vụ vượt trội. Đến với Tierra, các cặp đôi không chỉ trải nghiệm không gian tư vấn riêng tư, thoải mái mà còn dễ dàng chia sẻ những mong muốn của mình với chế độ tư vấn 1-1 tận tình từ đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, giúp cặp đôi tìm ra giải pháp tối ưu cho mức ngân sách đề ra.
Cùng với đó, bạn có thể an tâm tuyệt đối khi lựa chọn tại Tierra bởi chính sách bảo hành, thu đổi cạnh tranh lên đến 100% cùng chế độ giao hàng nhanh miễn phí toàn quốc giúp bạn có thể mua sắm dù bất cứ đâu.