Từ xưa đến nay, đính hôn vẫn luôn là một nghi lễ quan trọng trong truyền thống cưới hỏi của người Việt Nam. Chính vì vậy, các đôi uyên ương cần hiểu rõ đính hôn là gì, cũng như trình tự diễn ra của lễ đính hôn, để từ đó, vừa có thể chuẩn bị chu đáo cho ngày trọng đại, vừa giữ trọn ý nghĩa của nghi thức thiêng liêng này. Trong bài viết dưới đây, Tierra sẽ giúp bạn giải đáp đính hôn là gì cùng một số thắc mắc liên quan nhé.
1. Đính hôn là gì? Ý nghĩa của lễ đính hôn
Lễ đính hôn còn được gọi là lễ ăn hỏi hay đám hỏi, là một nghi lễ thông báo chính thức với tổ tiên, họ hàng, bạn bè về lời hứa gả con giữa hai bên gia đình. Trong lễ đính hôn, nhà trai chuẩn bị lễ vật tươm tất mang sang nhà gái để hỏi cưới, nhà gái nhận lễ vật tức là đồng ý gả con gái cho nhà trai. Tùy theo từng vùng miền, phong tục, tập quán mà yêu cầu về lễ vật hay trình tự lễ đính hôn sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung, thủ tục này gần như không thể thiếu trong mỗi cuộc hôn nhân ở Việt Nam. Vậy ý nghĩa của lễ đính hôn là gì?
Đính hôn là gì? – Là nghi lễ thông báo chính thức về lời hứa gả con giữa hai bên gia đình
Lễ đính hôn diễn ra đánh dấu một cột mốc quan trọng trong tình yêu của đôi uyên ương, là lúc mà chàng được trao lên tay nàng chiếc nhẫn đính hôn trước sự chứng kiến của đại diện hai họ, người thân, bạn bè, thể hiện sự cam kết về một đám cưới hạnh phúc sẽ diễn ra trong tương lai.
Ngoài ra, việc tổ chức nghi lễ đính hôn theo truyền thống không chỉ giúp giáo dục con cái phải biết kính trọng tổ tiên, biết giữ gìn bản sắc văn hóa của gia đình, dân tộc, mà còn góp phần gắn kết tình cảm 2 họ thêm thắm thiết, bền chặt.
Sau khi đã hiểu rõ lễ đính hôn là gì cũng như ý nghĩa thiêng liêng của nghi thức này, hãy cùng Tierra Diamond khám phá sự khác nhau giữa lễ thành hôn và đính hôn – hai khái niệm khiến không ít người nhầm lẫn.
2. Sự khác nhau giữa lễ thành hôn và lễ đính hôn là gì?
Khái niệm: Nếu như lễ đính hôn chỉ là lời cam kết gả con giữa đàng gái và đàng trai, lễ thành hôn hay lễ cưới (đám cưới) lại là nghi lễ khởi đầu cho cuộc sống hôn nhân của đôi bạn dưới chung một mái nhà, nguyện gắn bó cùng nhau xây dựng mái ấm hạnh phúc.
Thời gian diễn ra: Lễ đính hôn thường diễn ra trước lễ thành hôn trong một khoảng thời gian nhất định, điều này sẽ được thống nhất bởi hai gia đình dựa trên sự thuận tiện về khoảng cách địa lý, thời gian cần thiết để chuẩn bị cho đám cưới thật chỉn chu hoặc một số yếu tố khác.
Địa điểm: Lễ đính hôn được tổ chức tại gia đình nhà gái với sự góp mặt của đại diện hai họ và những người thân thiết. Mặt khác, lễ thành hôn diễn ra ở cả hai nhà nhằm thông báo chính thức về hôn sự của đôi uyên ương, bao gồm khách mời của cô dâu, chú rể và khách mời của ba mẹ cô dâu chú rể.
Lễ thành hôn và đính hôn là hai khái niệm khiến không ít người nhầm lẫn
Tierra vừa giúp bạn giải đáp sự khác nhau giữa lễ thành hôn và lễ đính hôn là gì, bên cạnh đó, vẫn còn một số người thắc mắc về khái niệm của những cụm từ như tân hôn, vu quy thường được sử dụng ở bảng hiệu treo trước cổng hay phông cưới, liệu có liên quan đến hai nghi thức trên hay không?
Thực tế, tân hôn hay vu quy đều mang ý nghĩa là đám cưới, cách đơn giản để phân biệt là vu quy diễn ra ở nhà gái, được hiểu là lễ đưa con gái về nhà chồng, còn tân hôn được tổ chức ở nhà trai ngay sau đó và trong cùng một ngày để đón dâu về. Nhưng thông thường, khi in trên thiệp cưới, gia đình cô dâu chú rể đều sử dụng chung từ “thành hôn”.
3. Trình tự lễ đính hôn diễn ra như thế nào?
Lễ đính hôn thường diễn ra theo trình tự 7 bước như sau:
3.1. Trao lễ vật
Vào đúng giờ lành, đàng trai sau khi chuẩn bị thật chu toàn các món sính lễ sẽ tiến hành di chuyển đến trước cổng hoa của đàng gái. Đại diện nhà trai mang khay trầu cau và rượu dẫn đầu để trình diện lễ hỏi. Nếu nhà gái chấp thuận, đội bưng quả bên nữ sẽ lần lượt nhận sính lễ từ bên nam, cùng hai họ tiến vào nơi đặt bàn thờ gia tiên.
3.2. Phát biểu
Đại diện nhà trai thay mặt phát biểu để chào hỏi, giới thiệu mục đích buổi lễ, trình lễ vật. Sau đó, đại diện nhà gái phát biểu và nói lời cảm hơn.
3.3. Cô dâu ra mắt
Sau khi đồng ý nhận tráp, nhà gái sẽ cho phép chú rể đến phòng đón cô dâu để ra mắt họ nhà trai và cùng rót nước mời hai bên gia đình.
3.4. Trao hoa và nhẫn đính hôn
Dưới sự hướng dẫn của chủ hôn, chú rể trao hoa cho cô dâu và đeo lên tay nàng chiếc nhẫn đính hôn trước sự chứng kiến của đại diện hai họ.
Sau khi cô dâu ra mắt, chú rể trao hoa và đeo lên tay nàng chiếc nhẫn đính hôn
3.5. Thắp hương gia tiên
Cô dâu và chú rể chia nhỏ các lễ vật trong bộ sính lễ để dâng lên bàn thờ tổ tiên, lần lượt là trầu cau trước mới đến những lễ vật khác. Sau đó, cả hai cùng thắp hương để báo cáo với các bậc bề trên, mong được chứng giám và phù hộ.
3.6. Bàn bạc lễ cưới
Đại diện hai bên gia đình thống nhất lại với nhau về ngày, giờ cũng như các khâu cần chuẩn bị cho đám cưới diễn ra sắp tới.
3.7. Nhà gái lại quả cho nhà trai
Theo tục lệ, nhà gái sẽ trao lại một phần lễ vật trong sính lễ cho nhà trai như một cách để thể hiện sự chân thành của mình, đồng thời mời họ nhà trai ở lại dùng bữa cơm thân mật.
Trên đây là tất cả thông tin mà bạn nên biết về lễ đính hôn, hy vọng bài viết sẽ giúp bạn nắm được đính hôn là gì, trình tự diễn ra cũng như sự khác nhau của lễ đính hôn và lễ thành hôn. Bên cạnh đó, nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc nhẫn đính hôn hoàn hảo dành cho đôi bạn, hãy ghé thăm Tierra Diamond để tìm ra tín vật định tình trăm năm của đôi bạn nhé!
Tại Tierra, mọi sản phẩm từ nhẫn cầu hôn đều ra đời từ tâm huyết và tài hoa của đội ngũ chuyên gia hàng đầu với các thiết kế đa dạng, phù hợp với phong cách và cá tính của đôi bạn, từ đơn giản, dịu dàng với nhẫn cầu hôn Solitaire, Royal…, hay đầy sáng tạo và mới mẻ với nhẫn đính hôn Threestone, Twist… Chúng tôi cam kết luôn sử dụng vàng đủ tuổi, 100% kim cương thiên nhiên đều có giấy chứng nhận đạt chuẩn GIA đi cùng chế độ hậu mãi hấp dẫn bao gồm bảo hành trọn đời, chính sách thu đổi cạnh tranh, giao hàng nhanh chóng và miễn phí trên toàn quốc. Đặc biệt, với dịch vụ tư vấn 1:1 tận tâm và chuyên nghiệp, đôi bạn hoàn toàn có thể an tâm đặt trọn niềm tin cho tín vật trọn đời của mình khi mua sắm tại đây.