Lễ đính hôn là gì? Đây là câu hỏi chắc hẳn ai cũng từng thắc mắc một lần. Đây là một nghi thức quan trọng đánh dấu cột mốc quan trọng như lời cam kết về sự gắn bó lâu dài giữa hai người. Hãy cùng Tierra Diamond tìm hiểu chi tiết hơn về lễ […]
Lễ đính hôn là gì? Đây là câu hỏi chắc hẳn ai cũng từng thắc mắc một lần. Đây là một nghi thức quan trọng đánh dấu cột mốc quan trọng như lời cam kết về sự gắn bó lâu dài giữa hai người. Hãy cùng Tierra Diamond tìm hiểu chi tiết hơn về lễ đính hôn cũng như các trình tự diễn ra lễ đính hôn trong bài viết này.
Lễ đính hôn là gì?
Đính hôn là nghi thức quan trọng được diễn ra trước ngày chính thức kết hôn giữa các cặp đôi. Hiểu đơn giản hơn thì đây là lễ ra mắt, đánh đấu những lời hứa và cam kết về tương lai của hai người sẽ kết hôn và trở thành người một nhà.
Lễ đính hôn ngoài trời (nguồn: sưu tầm)
Lễ đính hôn hay còn được gọi là lễ ăn hỏi (hay đám hỏi) được tổ chức tại nhà gái với sự tham gia của gia đình, họ hàng và bạn bè giữa hai bên. Thông qua lễ đính hôn, gia đình hai bên sẽ có dịp để gặp mặt và cùng nhau bàn bạc về ý định kết hôn trước sự chứng kiến của nhiều người thân thiết.
Nghi thức lễ đính hôn diễn ra như thế nào?
Nghi thức lễ đính hôn (nguồn: sưu tầm)
Lễ đính hôn là một phần không thể thiếu trong văn hóa cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam. Từng bước diễn ra trong ngày lễ đính hôn như hai bên gia đình gặp gỡ, trao lễ vật, hứa hẹn về đám cưới đều quan trọng. Đó còn là nghi thức thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên của hai bên gia đình trước khi chính thức hóa mối quan hệ giữa đôi uyên ương. Dưới đây là các nghi lễ cần thiết trong lễ ăn hỏi của người Việt mà các cặp đôi cần hiểu rõ.
Nhà trai chuẩn bị lễ vật đính hôn
Lễ vật đính hôn là điều đầu tiên mà các chàng cần lưu ý trong ngày ăn hỏi. Nó không chỉ là cách thể hiện sự tôn trọng đối với nhà gái mà còn là lời chúc phúc tốt đẹp về tương lai của cô dâu và chú rể sắp tới. Các lễ vật cần có trong lễ ăn hỏi bao gồm:
Lễ vật đính hôn (nguồn: sưu tầm)
- Trầu cau: Mang ý nghĩa truyền thống của nghi lễ cưới hỏi truyền thống của người Việt. Nó là biểu tượng đặc trưng cho tình yêu bền chặt, sự gắn bó keo sơn giữa người vợ và người chồng. Đây còn là hình ảnh mộc mạc và chân thành của mối quan hệ tình cảm đến từ hai phía.
- Rượu: Tượng trưng cho sự may mắn và vui vẻ. Nó còn mang ý nghĩa mong muốn đôi bên sẽ sống cùng nhau hòa thuận đến răng long đầu bạc. Rượu sẽ thường được bọc trong vải đỏ hoặc đặt trong hộp sang trọng khi mang đến nhà gái.
- Bánh phu thê: Hay còn gọi là bánh xu xê. Nó mang ý nghĩa cho sự gắn kết vợ chồng, hạnh phúc viên mãn trong hôn nhân. Ngay chính cái tên “phu thê” cũng đã nói lên ý nghĩa vì sao mà loại bánh này phải có trong các lễ đính hôn của người Việt Nam.
- Mâm quả trái cây: Sự sung túc, thịnh vượng sẽ được thể hiện qua mâm trái cây trong dàn sính lễ của nhà trai. Có thể là các loại như táo, xoài, mãng cầu, cam, chuối, nho. Với mong muốn mang đến sự ngọt ngào cho cuộc sống của đôi trẻ. Mâm sính lễ trái cây sẽ thường được lựa chọn kỹ lưỡng và sắp xếp gọn gàng khi mang đến nhà gái.
- Trà: Ý nghĩa của trà trong sinh lễ ăn hỏi là sự thanh tao, thuần khiết và lòng hiếu thuận. Ngoài ra nó còn là cách thể hiện sự tôn trọng của nhà trai đối với nhà gái. Một hộp trà ngon được chọn lựa cẩn thận, sắp xếp đẹp mặt cũng là cách tạo ấn tượng với nhà gái.
- Tiền nạp tài: Hay còn được biết đến là tiền nát. Phần tiền này được hiểu như món quà từ nhà trai dành cho nhà gái đã nuôi nấng cô dâu trưởng thành và nên người trước khi trở thành người một nhà với nhà trai. Tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà phần tiền nạp tài được sử dụng khác nhau. Nhà gái sẽ dùng tiền nạp tài để trang trí nhà cửa, đãi tiệc đón nhà trai. Nếu số tiền lớn hơn thì nhà gái sẽ sắm sửa thêm quần áo, trang sức cho cô dâu cần cho ngày cưới quan trọng. Số tiền này thường sẽ được thỏa thuận theo điều kiện kinh tế của từng gia đình và vùng miền khác nhau.
Cô dâu ra mắt họ hàng hai bên
Trong lễ đính hôn, khoảnh khắc đáng nhớ không thể thiếu là khi cô dâu ra mắt họ hàng hai bên. Theo trình tự, nhà trai sẽ mang tráp đến lễ đính hôn tại nhà gái theo đúng thời gian đã được định trước đó. Chủ hôn và chú rể sẽ mang khay trầu cau và rượu vào nhà gái trước để trình diện. Nhà gái chấp thuận thì sẽ tiến đến nghi thức bưng tráp, trao những mâm sính lễ lên bàn thờ tổ tiên.
Xem thêm : Tráp ăn hỏi gồm những gì?
Cô dâu ra mắt họ hàng (nguồn: sưu tầm)
Sau khi nhà gái chấp nhận tráp từ nhà trai, thì cô dâu mới được mẹ dẫn ra chào hỏi và ra mắt gia đình nhà trai. Lúc này cô dâu và chú rể sẽ cùng nhau chào hỏi họ hàng hai bên và rót nước mời mọi người để thể hiện lòng thành kính.
Thắp hương cho bàn thờ gia tiên nhà gái
Tiếp theo, cô dâu và chú rể sẽ cùng nhau dâng hương lên bàn thờ tổ tiên. Đây là hình thức quan trọng không thể thiếu trong lễ đính hôn. Cả hai sẽ cùng nhau bày biện lễ vật cưới từ các mâm sính lễ nhà trai trao cho nhà gái thành dĩa nhỏ và đặt lên bàn thờ gia tiên. Sau đó, cô dâu và chú rể sẽ tiến hành thắp hương, báo cáo với gia tiên và cầu mong ông bà tổ tiên chứng giám và phù hộ cho tình yêu của đôi trẻ.
Thắp hương cho bàn thở gia tiên (nguồn: sưu tầm)
Mẹ chú rể trao nữ trang cho cô dâu
Theo sự hướng dẫn của chủ hôn lễ, tiếp theo chú rể sẽ trao hoa cưới cho cô dâu đồng thời trao nhẫn đính hôn lên tay cô dâu. Các bước nghi thức lễ đính hôn đều được diễn ra trước sự chứng kiến của họ hàng hai bên gia đình.
Sau khi trao nhẫn đính hôn, mẹ chú rể sẽ trao nữ trang cho cô dâu như bông tai, vòng cổ, vòng đeo tay. Đồng thời gửi thêm tiền dẫn cưới cho cô dâu để gửi lời cảm ơn đến cha mẹ cô dâu.
Trao nữ trang cho cô dâu (nguồn: sưu tầm)
Hai bên gia đình cùng nhau bàn bạc về lễ cưới
Tiếp đến hai bên gia đình sẽ cùng nhau ngồi lại để bạc về lễ cưới của đôi uyên ương sắp tới. Họ sẽ cùng nhau chọn ra ngày, tháng và giờ tốt để cử hành hôn lễ cho cả hai. Cũng như không thể quên các khâu tổ chức lễ cưới tại gia hoặc nhà hàng tiệc cưới.
Hai gia đình gặp nhau bàn về lễ cưới (nguồn: sưu tầm)
Nhà gái lại quả cho nhà trai
Sau khi lễ đính hôn kết thúc thì nhà gái sẽ tiến hành lại quả cho nhà trai. Theo tục lệ đám hỏi từ xưa đến nay, nhà gái sẽ chỉ nhận một phần của mâm sính lễ và trả lại cho nhà trai mang về một phần. Đó gọi là hình thức lại quả. Nhưng hãy lưu ý trong quá trình chia các mâm sính lễ không nên dùng kéo cắt mà hãy xé bằng tay. Số mâm quả phải là số chẵn, không được là lẻ và khi lại quả nắp của mâm quả sẽ ngửa lên.
Phân biệt lễ đính hôn và lễ cưới
Để có thể phân biệt được lễ đính hôn với lễ cưới (lễ thành hôn) hãy cùng Tierra tìm hiểu định nghĩa về lễ cưới nhé.
Lễ thành hôn (lễ cưới là gì)?
Lễ thành hôn là nghi lễ quan trọng đánh dấu sự chính thức hóa mối quan hệ vợ chồng của cô dâu và chú rể. Lễ thành hôn sẽ được diễn ra theo trình tự như sau:
- Đón dâu: Buổi sáng, gia đình nhà trai sẽ đến nhà gái. Hai gia đình sẽ chào hỏi nhau, nhà trai trao lễ vật cho nhà gái. Cô dâu và chú rể sẽ chào tổ tiên và xin phép được nhận những lời chúc phúc từ tổ tiên.
- Rước dâu: Cô dâu sẽ được nhà trai đón về nhà trong niềm vui hân hoan của hai bên gia đình. Đến nhà trai, cô dâu và chú rể sẽ tiến hành lễ bái và ra mắt tổ tiên nhà trai. Tiếp đến là màn trao nhẫn cưới cho nhau, đó là vật được xem là biểu tượng của tình yêu và sự gắn kết vợ chồng.
- Tiệc cưới: Sau khi các nghi thức truyền thống được hoàn tất sẽ đến tiệc cưới để chiêu đãi các vị khách mời. Tiệc cưới thường được tổ chức tại nhà trai hoặc các trung tâm hội nghị, nhà hàng tiệc cưới lớn.
Nghi thức lễ cưới (nguồn: sưu tầm)
Phân biệt lễ đính hôn và lễ cưới
Lễ đính hôn và lễ thành hôn là hai nghi thức quan trọng trong đám cưới. Nhiều người vẫn thường hay nhầm lẫn về hai lễ này. Chúng ta có thể hiểu đơn giản như sau:
- Lễ đính hôn là sự kiện được diễn ra trước khi cả cô dâu và chú rể trở thành vợ chồng. Nó được xem là lễ ra mắt hai bên gia đình cũng như ngày hứa hẹn và bàn bạc chuẩn bị cho đám cưới sắp tới. Lễ đính hôn sẽ được tổ chức tại nhà gái với sự chứng kiến của gia đình, họ hàng và bạn bè hai bên của cô dâu và chú rể.
- Lễ thành hôn: Đây được xem là sự kiện chính thức để cặp đôi cô dâu chú rể thông báo với mọi người rằng họ đã trở thành vợ chồng hợp pháp. Sự kiện này sẽ được diễn ra sau lễ đính hôn khoảng 1 tháng.
Lễ đính hôn (nguồn: sưu tầm)
Nhưng ngày nay nhiều gia đình đã bàn bạc và tiến hành gộp lễ đính hôn và lễ cưới thành một ngày. Nhìn chung các nghi thức vẫn được diễn ra theo trình tự nhưng thời gian sẽ được rút ngắn lại. Với cách giản lược bớt thủ tục sẽ giúp cho hai bên gia đình tiết kiệm được thời gian, chi phí và khoảng cách địa lý giữa nhà trai và nhà gái.
Lễ đính hôn là nghi thức quan trọng và thiêng liêng đối với văn hóa cưới hỏi của các gia đình người Việt. Đó là bước đầu tiên đánh dấu sự liên kết giữa hai bên gia đình và hứa hẹn về một cái kết đẹp cho đôi uyên ương. Từng bước chuẩn bị cho lễ đính hôn cũng vô cùng quan trọng và được chăm chút kỹ lưỡng từ nhà trai đến nhà gái. Qua mỗi bước chuẩn bị cho lễ ăn hỏi chúng ta cũng sẽ thấy được sự kỳ vọng, chúc phúc và nhiều lời hứa hẹn dành cho đôi bạn trẻ về hạnh phúc tương lai.
Đừng quên chuẩn bị trang sức nhẫn cưới ý nghĩa thể hiện lời chúc về một tương lai tươi sáng nhé các cặp đôi. Đến Tierra Diamond ngay để khám phá nhiều lựa chọn đa dạng giúp bạn tìm ra món trang sức tượng trưng cho tình yêu của hai bạn.
Post Views: 165