Lễ nạp tài là một trong những nghi thức quan trọng ở mỗi đám cưới của người Việt Nam. Đây là cách để nhà trai thể hiện sự tôn trọng đối với nhà gái và chính thức ngỏ lời xin phép cưới con dâu. Trong bài viết dưới đây, Tierra Diamond sẽ cung cấp chi […]
Lễ nạp tài là một trong những nghi thức quan trọng ở mỗi đám cưới của người Việt Nam. Đây là cách để nhà trai thể hiện sự tôn trọng đối với nhà gái và chính thức ngỏ lời xin phép cưới con dâu. Trong bài viết dưới đây, Tierra Diamond sẽ cung cấp chi tiết thông tin về lễ nạp tài và giúp bạn hiểu rõ về ý nghĩa của nghi thức này.
Lễ nạp tài là gì?
Lễ nạp tài có nhiều tên gọi khác nhau như lễ đen, lễ nát. Trong buổi lễ này, nhà trai sẽ gửi đến nhà gái một khoản tiền nhỏ và các lễ vật cưới. Khoản tiền này còn có tên là tiền nát, tiền dẫn cưới hoặc tiền nạp tài.
Theo phong tục thời xưa, nhà gái sẽ thách cưới nhà trai thông qua tiền nạp tài, lễ vật và trang sức cưới. Tuy nhiên đến hiện nay, đa phần nhà gái không đưa ra số tiền thách cưới cụ thể mà sẽ để nhà trai tự quyết định. Thông qua lễ nạp tài, hai bên gia đình sẽ có thêm sự tôn trọng và quý mến lẫn nhau.
Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ nạp tài
Lễ nạp tài có nguồn gốc từ thời phong kiến, nhà gái sẽ thách cưới bằng sính lễ như tiền, lễ vật cưới và trang sức cưới trước khi rước dâu. Số lượng và lễ vật tuỳ thuộc vào kinh tế của nhà trai và yêu cầu cụ thể từ phía nhà gái. Thông thường sính lễ sẽ bao gồm tiền, vàng, trâu bò, đất đai,…
Thời xưa đám cưới sẽ gồm 6 lễ riêng biệt, trong đó lễ nạp tài sẽ tổ chức riêng. Theo thời gian, người ta thường gộp các lễ với nhau để thuận tiện và tối giản hơn. Lễ nạp tài được tổ chức cùng với lễ ăn hỏi hoặc lễ cưới tuỳ theo gia đình quyết định.
Lễ nạp tài chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc như sau:
- Lễ nạp tài thể hiện sự tôn trọng, biết ơn của nhà trai đối với nhà gái vì đã sinh thành và đồng ý gả con gái cho nhà trai.
- Tiền nạp tài là đóng góp của nhà trai đối với nhà gái để phụ giúp kinh phí tổ chức đám cưới.
- Những món trang sức cô dâu chú rể được tặng trong ngày cưới được xem là vốn liếng để bắt đầu cuộc sống mới sung túc.
Thông tin về tiền nạp tài đám cưới
Lễ nạp tài quan trọng nhất là tiền nạp tài và cách sử dụng khoản tiền này. Dưới đây là thông tin về tiền nạp tài mà bạn có thể tham khảo.
Tiền nạp tài là gì? Tiền nạp tài thường bao nhiêu?
Tiền nạp tài là gì, tiền nát là gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Đây thực chất là khoản tiền nhỏ từ gia đình nhà trai gửi cho phía nhà gái để hỗ trợ chi phí đám cưới. Tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình nhà trai mà khoản tiền này sẽ không cố định.
Thông thường, tiền nạp tài sẽ từ 5-15 triệu đồng tùy theo mỗi gia đình. Con số này có thể thỏa thuận giữa hai gia đình và có sự khác biệt theo vùng miền. Theo đó, miền Bắc thường nạp tài các số lẻ như 5 triệu, 7 triệu, 9 triệu,…. Miền nam thường ưu tiên con số chẵn như nạp tài 10 triệu, 12 triệu,… Một số trường hợp nhà trai có điều kiện kinh tế tốt, tiền nạp tài có thể tăng lên vài chục hoặc vài trăm triệu đồng.
Tiền nạp tài dùng để làm gì?
Tiền nạp tài thường dùng để nhà gái lo chi phí cho lễ cưới như tiền bàn cỗ, dùng để sắm sửa cho ngày cưới hoặc giữ lại làm của hồi môn cho cô dâu. Thông thường tiền nạp tài sẽ được ba mẹ cho lại cô dâu chú rể để có thêm vốn liếng về sau.
Tiền nạp tài đưa vào lúc nào?
Sau khi cô dâu chú rể cúng bái gia tiên, họ hàng ổn định chỗ ngồi, nhà trai sẽ phát biểu lần lượt nội dung: Họ hàng tham dự, mục đích buổi lễ, mâm quả sính lễ và số tiền nạp tài. Tuỳ theo thoả thuận mà hai bên gia đình sẽ công bố số tiền lễ đen này hay không. Sau khi phát biểu, nhà trai mời đại diện họ nhà gái lên nhận tiền này trước sự chứng kiến của hai họ.
Tiền nạp tài ai giữ? Xử lý tiền nạp tài như thế nào cho khéo?
Người giữ tiền nạp tài sẽ tuỳ vào thỏa thuận của mỗi gia đình. Thông thường, tiền nạp tài sẽ được bố mẹ cô dâu cho lại hai con nên cô dâu chú rể sẽ là người giữ. Tuy nhiên, một số trường hợp bố mẹ cô dâu có thể giữ khoản tiền này để trang trải các chi phí cho lễ cưới.
Tiền nạp tài thường được cho vào phong bì lì xì đỏ hoặc hộp đỏ có chữ Hỷ. Phong bì đặt lên khay trầu rượu, phủ khăn đỏ để tăng thêm sự trang trọng. Cô dâu chú rể nên là cầu nối để hai bên gia đình hiểu được mong muốn về khoản tiền này hơn. Ngoài ra, nên hỏi ý kiến của bố mẹ 2 bên về việc ai sẽ là người giữ khoản tiền này và số tiền nạp tài mong muốn là bao nhiêu. Việc hiểu rõ ý nhau sẽ tạo không khí thoải mái và vui vẻ cho đôi bên.
Lễ vật cần chuẩn bị cho lễ nạp tài
Lễ nạp tài thường tổ chức cùng với lễ ăn hỏi, lễ cưới nên sính lễ cơ bản cũng giống với lễ cưới. Các lễ vật tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành và theo truyền thống văn hoá. Dưới đây là lễ vật cơ bản cần có:
- Trầu cau: Trầu cau đại diện cho tình vợ chồng gắn bó, bền chặt.
- Heo quay: Thể hiện cho sự phát tài phát lộc, chúc cô dâu chú rể sớm sinh con đầu lòng.
- Trà rượu: Thể hiện sự tôn kính, nhớ ơn ông bài tổ tiên. Trà rượu cũng là lễ vật xin phép được rước cô dâu về làm vợ.
- Bánh và trái cây: Là lời chúc phúc cho cuộc sống hôn nhân luôn viên mãn, ngọt ngào và hạnh phúc.
- Trang sức cưới: Bộ trang sức cưới bao gồm dây chuyền, nhẫn kim cương, lắc tay, bông tai,… Biểu tượng cho sự chấp nhận từ hai bên gia đình, cùng nhau vun đắp cho tình yêu của hai con.
Trình tự buổi lễ nạp tài
Lễ nạp tài được tổ chức cùng với lễ ăn hỏi hoặc lễ cưới nên trình tự cũng theo trình tự của buổi lễ này. Cụ thể như sau:
- Bước 1: Nhà trai xuất phát đến nhà gái
- Bước 2: Hai bên gia đình chào hỏi và giới thiệu từng thành viên tham gia.
- Bước 3: Mời uống nước, nói chuyện để gắn kết tình sui gia.
- Bước 4: Cô dâu ra mắt chính thức gia đình hai bên. Nhà trai trao lễ vật và tiền nạp tài cho nhà gái.
- Bước 5: Cô dâu chú rể thắp hương bàn thờ gia tiên.
- Bước 6: Hai gia đình bàn bạc về lễ cưới và các nghi lễ khác.
- Bước 7: Nhà gái lại quả cho nhà trai để thể hiện lòng biết ơn.
Một số câu hỏi khác liên quan đến lễ nạp tài
Nạp tài là đám hỏi hay đám cưới?
Lễ nạp tài trước đây thường tổ chức cùng với lễ ăn hỏi với mục đích là gửi một ít chi phí cho nhà gái tổ chức đám cưới. Tuy nhiên, trong trường hợp khoảng cách địa lý xa xôi, hai bên gia đình gộp đám hỏi và đám cưới làm một nên lễ nạp tài cũng được tổ chức trong ngày cưới. Nhìn chung, đây là quyết định dựa trên sự thống nhất của hai bên gia đình.
Lễ nạp tài cho tiền mặt hay vàng?
Lễ nạp tài thường sử dụng tiền mặt và được bỏ vào phong bao lì xì đỏ. Tuy nhiên, không có nguyên tắc cụ thể, nhà trai có thể sử dụng vàng miếng, tiền đô hoặc các trang sức quý khác để sử dụng làm tiền nạp tài. Điều này tùy thuộc vào mong muốn của nhà trai, miễn sao thấy hợp lý và phù hợp là được.
Lễ nạp tài ngoài tiền mặt thì cần sính lễ khác không?
Lễ nạp tài được tổ chức cùng với lễ ăn hỏi hoặc lễ cưới nên sính lễ cũng bao gồm trầu cua, trà rượu, bánh, hoa quả,… Số lượng tráp lễ sẽ được hai bên gia đình thống nhất theo phong tục và văn hoá mỗi vùng miền.
Lễ đen và tiền dẫn cưới là như thế nào?
Lễ đen, tiền dẫn cưới cơ bản đều là tên gọi khác của lễ nạp tài. Lễ đen là tên gọi phổ biến ở miền Bắc và miền Trung, tiền dẫn cưới là tên gọi quen thuộc ở khu vực miền Nam.
Lễ nạp tài giữa các vùng miền có khác nhau không?
Lễ nạp tài giữa các miền cơ bản đều giống nhau ở nghi thức, lễ vật cơ bản. Sự khác nhau có thể nằm ở số lượng sính lễ yêu cầu, số tiền nạp tài. Tuy nhiên, dù ở vùng miền nào thì lễ nạp tài vẫn mang ý nghĩa sâu sắc về sự tôn trọng và biết ơn giữa hai gia đình.
Lễ nạp tài không đơn thuần là nghi thức trong truyền thống cưới hỏi mà còn là biểu tượng cho sự kết nối giữa gia đình. Việc chuẩn bị chu đáo sẽ giúp buổi lễ diễn ra trọn vẹn và tạo nhiều kỷ niệm sâu sắc. Đừng quên theo dõi thêm Tierra Diamond để chuẩn bị cho mình một lễ cưới đong đầy hạnh phúc và tràn ngập niềm vui.
Post Views: 153