Lễ ăn hỏi hay còn gọi là lễ đính hôn, đây là phong tục ngày cưới Việt Nam, nhà trai sẽ mang sính lễ qua hỏi cưới cô gái. Nhiều bạn thắc mắc rằng tráp ăn hỏi 7 lễ gồm những gì? Các miền sẽ chuẩn bị tráp ăn hỏi 7 lễ bằng cách nào? Hãy cùng Tierra tìm hiểu dưới bài viết sau đây.
Tráp ăn hỏi 7 lễ gồm những gì?
Tráp ăn hỏi 7 lễ là những mâm lễ vật tượng trưng cho lòng thuỷ chung, sung túc, lời hứa hẹn của gia đình nhà trai dành cho nhà gái.
Tráp ăn hỏi 7 lễ bao gồm các lễ vật cơ bản truyền thống như: bánh cưới, rượu thuốc, trầu cau, trái cây,….
Thông thường, tráp ăn hỏi 7 lễ sẽ bao gồm: 1 tráp rượu thuốc, 1 tráp trầu cau, 1 tráp chè, 1 tráp bánh cốm, 1 tráp bánh phu thê, 1 tráp trái cây và 1 tráp mứt hạt sen. Khác với lễ ăn hỏi 7 tráp, thì lễ ăn hỏi 5 tráp sẽ không có tháp chè và mứt hạt sen.
Tuy nhiên, tùy theo yêu cầu và phong tục vùng miền thì tráp bánh sẽ được thay thế bằng tráp bia, tráp bánh đậu xanh hoặc tráp lễ đen. Tráp lễ đen sẽ là số tiền nhà gái đưa ra để thách cưới nhà trai và số tiền này sẽ được dâng lên với tổ tiên để thông báo và chúc phúc cho cô dâu chú rể.
Tóm lại, tráp ăn hỏi 7 lễ khi chuẩn bị cần có tráp trầu cau và tráp rượu thuốc là nhất định phải có, còn lại sẽ tuỳ biến và thay đổi sao cho phù hợp với yêu cầu của hai bên gia đình. Đảm bảo đủ số lượng tráp và ý nghĩa của 7 tráp ăn hỏi gửi đến đôi bạn sắp về chung nhà.
Ý nghĩa của tráp ăn hỏi 7 lễ
Tráp rượu thuốc
Tráp rượu thuốc thông thường sẽ bao gồm 3 chai rượu và 3 cây thuốc lá, cao cấp hơn sẽ có thêm chè thượng hạng. Tráp rượu thuốc thường được trang trí thêm hoa tươi, hoa lụa hay ruy băng để tổng thể trang trí thêm phần đẹp mắt, nhã nhặn.
Tráp trầu cau
Không thể không kể đến tráp trầu cau trong mâm lễ ăn hỏi 7 tráp. Mỗi tráp trầu cau cần có 1 buồng cau quả chẵn từ 60 đến 100 quả, 1 bó lá trầu và 3 cành vỏ cây chay. Lưu ý, quả cau phải để nguyên buồng, tuyệt đối không được cắt, chặt, nên chọn những quả cau xanh, tròn đều nhau.
Tráp trái cây
Tráp trái cây với sự kết hợp của các loại trái cây mang màu sắc tươi sáng, đại diện cho sự may mắn và chúc phúc cho vợ chồng trẻ, các loại trái cây thông thường sẽ là: Na, bưởi, táo, cam, thanh long, xoài, lê, quýt hay nho được lựa chọn kỹ lưỡng. Tráp trái cây mang ý nghĩa hoa thơm quả ngọt, chúc phúc cho tình yêu của cô dâu chú rể luôn ngọt ngào.
Tráp bánh cốm
Bánh cốm là loại bánh phổ biến trong lễ ăn hỏi ở miền Bắc. Những chiếc bánh cốm xanh tươi, thơm ngon mùi lúa mới là lời kính báo dâng lên tổ tiên và cũng là lời cầu mong cô dâu chú rể luôn được hạnh phúc. Khi trang trí, bánh trong tráp thường được xếp thành hình tháp và gắn nơ đỏ hay chữ hỷ để tăng vẻ trang trọng.
Tráp bánh phu thê
Bánh phu thê trong tráp lễ ăn hỏi tượng trưng cho sự son sắt, bền chặt và thủy chung của cặp đôi mới cưới. Bánh phu thê có hình tròn, màu đỏ, nhân bên trong là màu vàng tượng trưng cho bầu trời. Cùng với bánh cốm, 2 loại bánh này tượng trưng cho đất trời, âm dương, thể hiện sự ấm no, sung túc cho cuộc sống sau này của cô dâu chú rể.
Tráp mứt hạt sen
Sen là biểu tượng đẹp nhất trong văn hoá truyền thống dân tộc Việt Nam, hình ảnh của sen như nhắc nhở con cháu về cội nguồn tổ tiên. Tráp mứt hạt sen tượng trưng cho sự giàu sang, tài lộc và cuộc sống viên mãn cho đôi vợ chồng trẻ.
Tráp chè
Tráp chè mang ý nghĩa là lơi chúc cho cặp vợ chồng sẽ luôn sát cánh cùng nhau, bên cạnh nhau dù ốm đau, bệnh tật, trải qua đắng cay ngọt bùi vẫn có nhau trong cuộc sống. Các hộp chè sẽ được gói cẩn thận và sắp xếp thành hình tháp, trang trí thêm nơ đỏ trên đỉnh tháp.
Cách chuẩn bị tráp ăn hỏi 7 lễ ở các miền
Tuỳ vào từng vùng miền và phong tục tập quán của nơi đó mà cách chuẩn bị tráp ăn hỏi 7 lễ sẽ khác nhau. Bài viết sau sẽ giải đáp thắc mắc cách chuẩn bị tráp ăn hỏi 7 lễ ở các vùng miền sẽ gồm những gì:
Miền Bắc
Lễ ăn hỏi 7 tráp tại miền Bắc bao gồm :
- Tráp trầu cau.
- Tráp rượu thuốc.
- Tráp chè. tráp mứt hạt sen.
- Tráp bánh cốm.
- Tráp bánh phu thê.
- Tráp trái cây.
Số lượng trong mỗi tráp sẽ là số chẵn nhằm thể hiện ý nghĩa có đôi có cặp.
Miền Trung
Người miền Trung rất trọng tình nghĩa, không câu nệ vật chất vì vậy lễ ăn hỏi 7 tráp tại đây cũng không quá cầu kỳ về hình thức nhưng vẫn rất đảm bảo đầy đủ bao gồm mâm trầu cau, mâm chè, rượu thuốc, đôi nến tơ hồng, ngoài ra còn các sính lễ khác tùy vào điều kiện và yêu cầu của mỗi gia đình.
Miền Nam
Khác với miền Bắc và miền Trung thì tráp ăn hỏi 7 lễ của miền Nam bao gồm:
- Mâm trầu cau.
- Mâm trà rượu và cặp đèn long phụng.
- Mâm bánh phu thê.
- Mâm trái cây.
- Mâm xôi gà.
- Mâm heo quay.
Đặc biệt, số sính lễ bắt buộc là số chẵn và số vật phẩm trong các mâm sính lễ là số lẻ. Bởi theo quan niệm của người dân nơi đây, số chẵn mang ý nghĩa thể hiện sự gắn bó cùng nhau xây dựng hạnh phúc cho gia đình.
Miền Tây
Tương tự với miền Nam thì tráp ăn hỏi 7 lễ ở miền Tây gồm:
- Mâm trầu cau.
- Mâm trà, rượu và nến.
- Mâm bánh xu xê.
- Mâm xôi.
- Mâm hoa quả.
- Mâm heo quay.
Ngoài ra có thể thêm mâm tiền vàng, trang sức phụ thuộc vào điều kiện gia đình.
Tóm lại, tráp ăn hỏi 7 lễ tại từng vùng miền tuy có khác nhau nhưng vẫn có những sính lễ bắt buộc theo truyền thống, còn lại có thể thay đổi, nhiều hơn hoặc ít hơn tùy thuộc vào quyết định của hai gia đình, quan trọng nhất vẫn là tình cảm và những lời chúc phúc dành cho cô dâu chú rể.
Những lưu ý khi làm tráp ăn hỏi 7 lễ
Khi tổ chức lễ ăn hỏi với tráp ăn hỏi 7 lễ, có một số điểm quan trọng mà bạn cần lưu ý để đảm bảo buổi lễ diễn ra suôn sẻ:
Trước hết, các tráp lễ phải được sắp xếp gọn gàng và trang nhã, tránh để đồ lễ rơi rớt khi bưng đến nhà gái hoặc khi trao lễ. Đặc biệt, khi nhà trai nhận lại tráp để mang về, hãy để tráp ở tư thế ngửa, không được úp ngược để giữ sự may mắn.
Với tráp cau, cần chú ý xé từng trái cau thay vì sử dụng dao hoặc kéo để cắt, vì điều này mang ý nghĩa tốt lành trong văn hóa lễ hỏi.
Tráp trái cây nên sử dụng những loại quả tươi ngon, giúp tạo nên mâm quả trông bắt mắt và tươi tắn. Bạn có thể thêm phần rồng quấn quanh mâm quả để tăng phần lộng lẫy và ý nghĩa.
Khi chuẩn bị tráp rượu thuốc, cần chú ý sắp xếp chắc chắn, tránh tình trạng đổ vỡ vì đây là điều cực kỳ kiêng kỵ trong lễ ăn hỏi.
Cuối cùng, với các tráp chè, mứt sen và bánh kẹo, hãy đảm bảo kiểm tra kỹ lưỡng về an toàn thực phẩm và hạn sử dụng trước khi xếp vào tráp. Các sính lễ này thường được xếp thành tháp tròn và trang trí bằng nơ đỏ cùng chữ hỷ để thêm phần đẹp mắt và trang trọng.
Việc chuẩn bị đầy đủ tráp ăn hỏi 7 lễ là phần quan trọng trong lễ đính hôn thể hiện lòng thành kính và lời hứa hẹn từ nhà trai đến nhà gái. Hy vọng bài viết trên của Tierra đã giải đáp được thắc mắc về việc chuẩn bị tráp ăn hỏi 7 lễ sao cho đầy đủ, góp phần làm cho ngày trọng đại của bạn thêm trọn vẹn và ý nghĩa.
Post Views: 476