• Về Tierra
Logo Logo white

Lễ dạm ngõ cần gì? Từ A-Z nghi thức và lễ vật cần chuẩn bị

Lễ dạm ngõ (lễ chạm ngõ) là một buổi lễ ra mắt chính thức giữa nhà trai và nhà gái, nhằm chính thức hóa quan hệ hôn nhân của hai bên gia đình, là nghi thức lâu đời của phong tục Việt Nam. Vậy lễ dạm ngõ cần chuẩn bị gì? Diễn ra ở đâu? Lễ dạm ngõ gồm những ai? Mâm lễ dạm ngõ gồm lễ vật gì? Tất cả sẽ được Tierra Diamond bật mí ngay sau đây! 

Ý nghĩa lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ (lễ chạm ngõ hoặc đám nói theo cách gọi ở miền Nam) là nghi thức để hai gia đình chính thức hóa quan hệ hôn nhân của nhà trai và nhà gái, là buổi gặp gỡ và ra mắt 2 bên gia đình. Đây là một nghi lễ đầu tiên trong phong tục hôn nhân của người Việt trước khi tổ chức đám cưới.  

Nhà trai sẽ đến nhà gái để đặt lời chính thức, tạo điều kiện cho đôi trẻ có cơ hội tìm hiểu nhau sâu sắc hơn trước khi quyết định tiến tới hôn nhân. Buổi lễ này được diễn ra như một buổi gặp gỡ thân mật giữa gia đình hai bên.

>>Xem thêm: Lễ dạm ngõ là gì?

Lễ dạm ngõ cần gì? Từ A-Z nghi thức và lễ vật cần chuẩn bị
Chạm ngõ là nghi lễ nhằm chính thức ra mắt hai bên gia đinh

Lễ dạm ngõ cần những gì? 

Để buổi chạm ngõ diễn ra suôn sẻ, hai bên gia đình cần chuẩn bị một số điều sau: 

Nhà trai cần chuẩn bị gì? Mâm lễ dạm ngõ gồm những lễ vật gì? 

Trước khi đến nhà gái để ngỏ lời, bên nam cần chuẩn bị một tinh thần vui vẻ, các vấn đề sẽ trò chuyện cùng nhà gái và một mâm lễ để thể hiện thành ý. Một số lễ vật trong buổi dạm ngõ gồm: 

  • Trầu cau: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, vì thế đây là lễ vật quan trọng nhất của buổi lễ. Số lượng trầu cau cần là số lẻ, thường là 3, 5, 7, 9, 11 hoặc 21 quả đi kèm lá trầu. 
  • Bánh kẹo: Nhà trai có thể chọn các loại bánh kẹo truyền thống như bánh cốm, bánh phu thê (bánh xu xê) hoặc các loại hiện đại hơn như bánh trung thu, bánh bông lan, socola để thể hiện sự ngọt ngào và chúc phúc cho đôi trẻ. 
  • Trà rượu: Trà và chai rượu đẹp, có thể là rượu truyền thống hoặc rượu ngoại tùy vào điều kiện gia đình. 
  • Hoa quả tươi: Một mâm quả có màu sắc tươi tắn, đẹp và ý nghĩa như táo, nho, xoài, dưa hấu, cam,… 
  • Phong bì lễ (tùy vùng miền): Nhà trai có thể chuẩn bị phong bì tượng trưng để biếu gia đình nhà gái, thể hiện sự kính trọng và giúp nhà gái chuẩn bị cho những việc sau này. 

Nếu không đủ thời gian để chuẩn bị, đàng trai có thể đặt một tráp dạm ngõ trọn gói tại các cửa hàng sự kiện cưới hỏi. 

Lễ dạm ngõ cần gì? Từ A-Z nghi thức và lễ vật cần chuẩn bị
Mâm lễ cần trầu cau, hoa quả, bánh kẹo và một số thứ khác

Lễ dạm ngõ nhà gái cần chuẩn bị gì?

Vào ngày diễn ra buổi nghi thức, nhà gái sẽ là nơi tiếp đón nên cần chuẩn bị chu đáo để thể hiện sự hiếu khách và tôn trọng đàn trai như:  

  • Phòng khách không cần trang trí quá nhiều nhưng cần dọn dẹp gọn gàng, sạch sẽ. 
  • Bàn thờ gia tiên được lau dọn, bày biện và cúng kiến đầy đủ. 
  • Sắp xếp bàn ghế, chỗ ngồi đủ cho tất cả khách tham dự. 
  • Chuẩn bị trà bánh để mời khách khi nhà trai đến.
  • Tinh thần vui vẻ, thái độ niềm nở để đón tiếp đàng trai. 

Lễ dạm ngõ diễn ra ở đâu? 

Lễ dạm ngõ sẽ diễn ra tại nhà gái, các nghi thức, thủ tục cũng sẽ được tiến hành ở đây. Hai bên gia đình có thể gặp gỡ và bàn chuyện ở phòng khách hoặc ở nơi có bàn thờ gia tiên để thể hiện sự thành kính. 

Ai cần có mặt trong lễ dạm ngõ? 

Lễ dạm ngõ gồm những ai? Ngoài nhân vật chính là cô dâu và chú rể, thành phần 2 bên gia đình tham gia sẽ gồm: cha mẹ hoặc người đại diện, ông bà, chú bác, cô dì ruột, chị em thân thiết trong gia đình. Phía gia đình đàng trai cần sắp xếp số người tham dự sao cho khoảng từ 5-7 người hoặc hơn tùy vào phong tục ở từng nơi. 

Vậy Lễ dạm ngõ ai là người bê tráp? Thông thường, nhà trai sẽ cử một người phụ nữ lớn tuổi, có thể là mẹ hoặc cô dì trong nhà để bê tráp, nhằm làm tăng thêm sự trang trọng cho buổi lễ ngày hôm đó.

Nghi thức thủ tục lễ dạm ngõ diễn ra thế nào? 

Tỳ vào từng vùng miền, lễ dạm ngõ miền Bắc và lễ dạm ngõ miền Nam sẽ có những điểm khác nhau. Tuy nhiên, trình tự trong nghi thức lễ dạm ngõ thường được diễn ra với các bước sau: 

Bước 1: Nhà trai đến nhà gái 

Nhà trai đến đúng giờ đã hẹn, cha mẹ hoặc người đại diện sẽ dẫn đoàn, chủ rể sẽ đi phía sau. Sau khi vào nhà, nhà trai tiến hành trao lễ vật cho nhà gái, có thể đặt lên bàn thờ tổ tiên. 

Bước 2: Nhà gái đón tiếp nhà trai 

Nhà gái đón tiếp và mời nhà trai vào nhà, hai bên gia đình sẽ ngồi vào vị trí trong phòng khách, sẵn sàng cho buổi trò chuyện. 

Nghi thức thủ tục lễ dạm ngõ diễn ra thế nào?
Nhà gái đón tiếp nhà trai và hai bên cùng nhau trò chuyện

Bước 3: Hai bên gia đình phát biểu 

Người đại diện (thường là cha chú rể hoặc trưởng họ) bên phía nam đứng lên phát biểu với nội dung gồm: 

  • Lời chào hỏi, giới thiệu thành viên nhà trai. 
  • Bày tỏ ý định chính thức xin dạm ngõ, mong muốn hai bên gia đình cho phép đôi trẻ tìm hiểu sau hơn để tiến tới hôn nhân. 
  • Giới thiệu các lễ vật đã mang đến. 

Nhà gái đáp lời:

Người đại diện nhà gái sẽ đáp lại bằng lời cảm ơn và xác nhận tình cảm của hai bạn trẻ, chia sẻ thêm về ý kiến của mình và bày tỏ sự đồng thuận về chuyện hôn sự. 

Bước 4: Thắp hương bàn thờ tổ tiên 

Cả 2 bên sẽ thắp hương lên bàn thờ tổ tiên để thông báo và xin phép về việc đôi trẻ chính thức ra mắt hai bên gia đình. 

Bước 5: Trò chuyện và bàn bạc về đám cưới 

Sau khi diễn ra nghi thức chính, hai nhà sẽ ngồi lại để trò chuyện thân mật về: dự định ngày cưới hỏi, dự kiến sính lễ trong lễ ăn hỏi và số lượng khách mời. 

Bước 6: Nhà gái mời cơm (không bắt buộc) 

Một số gia đình sẽ tổ chức bữa cơm thân mật để thể hiện sự hiếu khách hoặc mời bữa trà bánh trước khi nhà trai ra về. 

Trình tự nghi thức lễ dạm ngõ
Hai bên gia đình cùng nhau dự bữa cơm thân mật trước khi ra về

Câu hỏi thường gặp khi chuẩn bị lễ dạm ngõ 

Một số câu hỏi hai bên gia đình thường quan tâm khi chuẩn bị tổ chức lễ chạm ngõ: 

Dạm ngõ có xem ngày không? 

Lễ chạm ngõ thường sẽ không quá khắt khe về việc xem ngày và chọn giờ. Tuy nhiên, đối với một số gia đình, họ vẫn sẽ chọn ngày tốt, ngày hoàng đạo, ngày đẹp theo âm lịch với mong muốn mọi việc diễn ra suôn sẻ, tránh các ngày Hắc Đạo, Tam Nương, Sát Chủ, Nguyệt Kỵ, Không Vong,… 

Trang phục phù hợp cho lễ dạm ngõ như thế nào? 

Mang tính chất là một buổi lễ ra mắt, trang phục của cặp đôi không cần quá cầu kỳ hay mặc lễ phục. Tuy nhiên cả hai bên gia đình cung cần chọn những bộ trang phục lịch sự, gọn gàng và chỉnh chu để bày tỏ sự trân trọng và tôn trọng với đối phương. 

Trang phục phù hợp cho lễ dạm ngõ như thế nào?
Trang phục dạm ngõ cần lịch sự và chỉnh chu

Sau lễ dạm ngõ là lễ gì?

Cho đến nay, trình tự chuỗi lễ truyền thống về hôn nhân của Việt Nam theo trình tự sẽ gồm: Dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ thành hôn (đám cưới). Vì thế, sau khi tổ chức chạm ngõ, hai bên sẽ bắt đầu chuẩn bị cho buổi lễ ăn hỏi. 

Lễ dạm ngõ khác gì lễ ăn hỏi? 

Lễ dạm ngõ là ngày mà nhà trai và nhà gái gặp nhau chỉ để ra mắt và trao đổi về chuyện trăm năm của đôi trẻ, cũng như những việc cần chuẩn bị cho đám hỏi nhưng chưa chắc chắn về việc hứa gả. Trong khi đó, lễ ăn hỏi sẽ là một buổi mà đàng trai sẽ mang lễ vật đến nhà gái và xin được nhận làm rể, bắt đầu gọi mẹ xưng con. Đây là giai đoạn xác định quan hệ trong hôn nhân, cô gái trở thành “vợ sắp cưới” còn chàng trai sẽ là “chồng sắp cưới” của đối phương. 

>> Xem thêm: Đám hỏi là gì? Chế đám hỏi là gì? Nhà trai và nhà gái cần chuẩn bị gì cho đám hỏi?

Bài viết trên là tất tần tật những thông tin quan trọng về lễ dạm ngõ, các lễ vật và trình tự các bước diễn ra buổi lễ này. Hy vọng những gì Tierra Diamond đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lễ chạm ngõ và có những chuẩn bị cần thiết cho ngày lễ của mình nhé! 

Bài viết liên quan

Nhận tư vấn từ Tierra

Đăng ký ngay bên dưới để nhận được sự hỗ trợ từ chúng tôi.

    icon-advise
    icon-advise

    icon chat