Tierra

TIÊU CHÍ 4C

Ngày 08/06/2020

1. Cut – Giác cắt của kim cương

Giác cắt của kim cương không chỉ đề cập đến hình dạng kim cương mà còn đề cập đến khả năng phản chiếu ánh sáng của kim cương trong mắt người xem. Một viên kim cương được mài cắt với tỷ lệ thích hợp sẽ rực rỡ và lấp lánh hơn. Ngược lại, kim cương được cắt quá nông hoặc quá sâu sẽ bị tối và thiếu sức sống.

Kim cương được cắt đúng tỷ lệ sẽ có đường kính lớn hơn. Chính vì vậy, việc cắt một viên kim cương theo tỷ lệ hoàn hảo không chỉ giúp nó trở nên sáng hơn mà còn giúp nó trông lớn hơn so với những viên kim cương khác có cùng trọng lượng.

Nhiều người thường nghĩ việc cắt mài (Cut) là để thay đổi hình dạng kim cương nhưng thật ra giác cắt sẽ tác động chủ yếu đến khả năng phản chiếu ánh sáng trên các giác cắt của kim cương. Một viên kim cương được cắt mài tốt khi có ánh sáng đi vào sẽ có tỷ lệ phản chiếu tối đa vào mắt người xem. Điều này khiến viên kim cương trông lớn hơn so với những viên có cùng kích cỡ. Ngược lại, kim cương được cắt quá nông hoặc quá sâu sẽ bị tối, xỉn màu và thiếu sức sống hơn.

Trong tất cả các đặc tính 4C thì đây là yếu tố khó phân tích và phức tạp nhất về kỹ thuật. Phong cách nghệ thuật và tay nghề tỉ mỉ của thợ thủ công là mấu chốt để tạo nên viên kim cương có tỷ lệ, độ đối xứng và độ bóng chuẩn, phản chiếu được tối đa ánh sáng vào mắt người nhìn.

Kim cương có giác cắt lý tưởng

Kim cương có giác cắt lý tưởng là kim cương dạng hình tròn được cắt theo tỷ lệ hoàn hảo, có độ bóng và độ cân xứng tuyệt vời. GIA (Viện ngọc học Hoa Kỳ) đã phân loại các cấp độ cắt tổng thể cho từng viên kim cương tròn theo các mức độ: Xuất sắc (Excellent), Rất tốt (Very Good), Tốt (Good), Khá (Fair) hoặc Kém (Poor). Một viên kim cương được cắt tốt sẽ có mô hình các giác cắt đồng đều ở các vùng sáng và tối. Khi có ánh sáng trắng chiếu vào kim cương, các giác cắt sẽ phản xạ ánh sáng với nhau, sau đó phản xạ ra bề mặt kim cương thành những tia sáng rực rỡ trong mắt người nhìn.

Kim cương Hearts and Arrows (Trái tim và Mũi tên)

Heart and Arrow (Trái tim và mũi tên) được tạo thành từ kiểu giác cắt hoàn mỹ nhất của kim cương tròn. Bởi từ sự chính xác của các góc và độ đối xứng, sẽ tạo nên những hoa văn trái tim và mũi tên (hearts and arrows) trên viên kim cương. Từ góc nhìn trực diện trên bề mặt kim cương sẽ thấy có những mũi tên hướng ra ngoài, còn các hình trái tim có thể nhìn thấy từ chóp dưới (pavilion) khi úp viên kim cương xuống. Nếu viên kim cương đó chính xác là Hearts and Arrows, các hoa văn này sẽ được nhận ra trong nháy mắt, chứng tỏ kim cương có tính đối xứng quang học hoàn hảo.

Bộ sưu tập kim cương của Tierra đa phần đều đạt Hearts and Arrows, tượng trưng hoàn hảo cho đích đến cuối cùng của tình yêu. Mỗi viên kim cương từ bộ sưu tập này là một kiệt tác trường cửu và tuyệt hảo. Không chỉ mang ý nghĩa về tình yêu, mà Hearts and Arrows còn sở hữu các giác cắt lớn giúp sự phản xạ ánh sáng và tán sắc tốt hơn nên viên kim cương trông sẽ sống động và rực rỡ hơn.

Tại Tierra Diamond, chúng tôi tự hào chỉ giới thiệu những viên kim cương Hearts and Arrows chất lượng nhất. Mỗi viên kim cương chúng tôi bán ra đều được cắt và đánh bóng ở độ phóng đại 100 lần.

Tìm hiểu về độ rực rỡ, độ phân tán và độ tán sắc của kim cương

Kim cương được cắt tốt phải hội tụ đủ 3 yếu tố: độ rực rỡ, độ phân tán, và độ tán sắc. Ánh sáng chiếu vào bề mặt kim cương sẽ phản chiếu vào mặt phẳng lớn nhất đã được đánh bóng hoặc chiếu thẳng vào toàn bộ viên kim cương. Ánh sáng phản chiếu từ viên kim cương được gọi là độ rực rỡ (Brilliance). Độ rực rỡ chính là điều đầu tiên khiến bạn phải chú ý khi nhìn vào một viên kim cương. Đa số mọi người còn cho rằng một viên kim cương có được xem là đẹp hay không hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố này.

Khi ánh sáng truyền qua kim cương, viên kim cương đóng vai trò như một lăng kính, tách ánh sáng thành các tia sáng bảy màu của quang phổ phản xạ ngược vào mắt người gọi là sự phân tán (Fire). Đây là một trong những hiệu ứng kỳ diệu nhất của kim cương. Nó có một loạt màu sắc giống như pháo hoa và bạn có thể thấy nhiều màu sắc như màu vàng, màu xanh và màu tím khi nhìn viên kim cương ở nhiều góc độ khác nhau, gọi là ánh lửa.

Độ tán sắc (Scintillation) là sự lấp lánh khi kim cương thay đổi vị trí tương đối với nguồn sáng. Sự lấp lánh này được tạo thành do các vùng sáng và tối phản chiếu ánh sáng bên trong khi bạn di chuyển qua lại viên kim cương. 

diamond structure .jpg

Table: Bề mặt lớn nhất của viên kim cương

2. Color – Màu sắc của kim cương

Bạn có biết màu sắc của kim cương (hay thường gọi là nước kim cương) sẽ phản ánh đúng nhất giá trị đích thực của nó. Một viên kim cương tinh khiết về mặt hóa học và có cấu trúc hoàn hảo sẽ không có màu, và rất hiếm có trong tự nhiên, nên nó càng có giá trị cao hơn. Bảng phân loại cấp độ nước kim cương D-Z của GIA đã đưa ra các thông số đo lường độ không màu, bằng cách soi kim cương dưới các chùm sáng trong điều kiện quan sát tại phòng thí nghiệm, để kiểm tra lượng màu của kim cương. Một viên kim cương có càng ít màu thì giá trị của nó càng cao.

Theo thang đo của GIA, các cấp độ nước kim cương chia thành 5 nhóm: Không màu (Colorless), gần như không màu (Near Colorless), Mờ (Faint), vàng sáng (Very Light), ngả vàng (Light).  Kim cương có thể mang tất cả các màu của quang phổ nhưng màu chủ yếu mà bạn nhìn thấy là màu vàng do sự xuất hiện của nguyên tố nitơ trong môi trường địa chất.

Thông thường, hai viên kim cương cần được so sánh về màu sắc phải cách nhau ít nhất hai tông màu mới thấy được sự khác biệt. Theo những hình ảnh dưới đây, nếu quan sát viên kim cương từ trên xuống, bạn gần như không thể nhìn thấy bất kỳ màu nào. Nhưng khi quan sát từ bên cạnh sang, một số màu có thể được phát hiện. Tuy nhiên, chỉ khi quan sát từ trên xuống mới chiêm ngưỡng được vẻ đẹp tuyệt hảo của một viên kim cương.

Kim cương không màu (D-F)

Kim cương trong phạm vi không màu là nhóm có độ không màu cao nhất,  hiếm nhất và có giá trị nhất trong số tất cả những viên kim cương khác trên thang màu. Kim cương nhóm này sẽ được phân loại theo thứ tự là D - E - F. Bởi đều là 3 nước kim cương không màu nên chỉ bằng mắt thường sẽ không thể phân biệt được đâu là màu D, E và F.

Kim cương loại D hoàn toàn không có vệt màu nào, là loại kim cương được săn đón và tìm kiếm nhiều nhất, bởi chúng được xem là viên kim cương hoàn hảo nhất cho một chiếc nhẫn đính hôn. Kim cương màu E và F đều có những vệt màu rất nhỏ và chỉ có thể được phát hiện trong điều kiện quan sát tại phòng thí nghiệm.

Artboard 4.png

Kim cương gần như không màu (G-J)

Kim cương trong phạm vi gần như không màu bao gồm loại G - H - I - J, chứa các vệt màu bên trong và chỉ được phát hiện khi quan sát viên kim cương úp xuống trong phòng thí nghiệm. Một viên kim cương loại G sẽ có màu gần giống với loại không màu D-E-F (nhóm Colorless). Kim cương thuộc nhóm H, I, J sẽ có lượng màu sắc nhỉnh hơn theo cấp độ. Tuy không giá trị bằng nhóm Colorless nhưng Near Colorless cũng là lựa chọn phổ biến cho nhẫn đính hôn vì giá thành phải chăng hơn. 

GHIJ.png

Kim cương màu hơi vàng (K-M)

Kim cương thuộc nhóm Mờ (Faint) gồm K - L - M, có thể được nhận thấy bằng mắt thường khi lật úp viên kim cương xuống. Đặc biệt, bạn có thể thấy rõ sự khác biệt về độ không màu khi so sánh kim cương nhóm Faint với kim cương nhóm Colorless và Near Colorless. Kim cương loại L và M nếu quan sát kĩ trong hầu hết các điều kiện ánh sáng cũng sẽ thấy có màu hơi vàng. Tuy nhiên đối với những người không quá nhạy cảm với màu sắc thì đây là một lựa chọn tuyệt vời. Nhiều người thậm chí còn xem đây là màu kim cương yêu thích của mình.

K.png

Mặc dù màu chủ yếu nhất trong kim cương là màu vàng, nhưng việc một viên kim cương có màu nâu cũng không phải là hiếm. Nguyên nhân là do sự dị dạng về cấu trúc thường xuyên kết hợp với tạp chất như nitơ khiến các hạt nhỏ bên trong viên kim cương bị chuyển màu.

Brown Diamond.png

3. Clarity – Độ trong suốt của kim cương

Độ trong suốt của kim cương là một đánh giá định tính dựa trên các khuyết điểm có trên bề mặt và bên trong kim cương. Về cơ bản, các khuyết điểm này có thể được phân thành 2 loại tùy thuộc vào vị trí của chúng: Tì vết bên ngoài và Tì vết bên trong. Tùy vào kích cỡ và vị trí của khuyết điểm sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đến giá trị của viên kim cương. Một viên kim cương nếu có tì vết ở phần chóp dưới (pavilion) sẽ có mức giá cao hơn so với viên kim cương có tì vết nằm ngay trên bề mặt dễ bị nhìn thấy.

Khi kiểm định các cấp độ trong suốt của kim cương, GIA dựa trên 5 yếu tố:

  • Kích thước của tì vết và các con số cụ thể.
  • Vị trí của các tì vết, điều quan trọng là chúng nằm trên ở trên bề mặt hay ở nơi khó có thể nhìn thấy được. 
  • Kiểm tra xem các tì vết bên trong hoặc bên ngoài này có ảnh hưởng gì đến cấu trúc của viên kim cương.
  • Và cuối cùng, các tì vết này sẽ được kiểm tra để làm giảm bớt - xem thử kết quả sau đó có gây ảnh hướng đến màu sắc của kim cương hay không.

GIA đã sử dụng thang đo để phân loại ra 6 nhóm trong tổng số 11 cấp độ trong suốt của kim cương như sau:  

  • Hoàn hảo (FL): Không có tì vết bên trong và bên ngoài khi quan sát dưới độ phóng đại 10 lần
  • Hoàn hảo bên trong (IF) Không có tì vết bên trong khi quan sát dưới độ phóng đại 10 lần
  • Rất rất ít tì vết bên trong (VVS1 và VVS2) Tì vết bên trong rất nhỏ nên rất khó để một chuyên gia có kỹ năng quan sát được dưới độ phóng đại 10 lần
  • Rất ít tì vết bên trong (VS1 và VS2) Tì vết bên trong có thể quan sát được dưới độ phóng đại 10 lần, nhưng có thể được mô tả là nhỏ
  • Ít tì vết bên trong (SI1 và SI2) Tì vết bên trong có thể thấy rõ dưới độ phóng đại 10 lần
  • Có tì vết bên trong (I1, I2 và I3) Các tì vết rõ ràng dưới độ phóng đại 10 lần có thể ảnh hưởng đến độ trong suốt và chiếu sáng của kim cương.

Nên chọn kim cương có độ trong suốt như thế nào?

Để tim được viên kim cương lý tưởng, các chuyên gia cần xem xét các yếu tố về ngoại hình, đặc điểm có thể ảnh hưởng đến độ bền và vẻ đẹp trong tổng thể. Kim cương có tì vết bên trong lẫn bên ngoài rất khó nhìn thấy bằng mắt thường hoặc không có bất cứ một tì vết nào sẽ có độ trong suốt từ VS2 trở lên. Tuy nhiên, việc chọn mua một viên kim cương có độ trong suốt SI cũng rất đáng giá, nhưng tốt nhất là bạn nên để đội ngũ chuyên gia của chúng tôi xem qua trước khi đưa ra quyết định mua hàng nhằm đảm bảo viên kim cương mà bạn nhận được sẽ không có bất cứ một tì vết nào có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Bạn cũng có thể kết hợp độ trong suốt của kim cương với nước kim cương để tạo nên những viên kim cương có giá trị hoàn hảo. Ví dụ kim cương từ nước D đến nước F sẽ phù hợp với độ trong suốt từ VS2 trở lên, từ nước G đến nước I phù hợp nhất với độ trong suốt SI.

image_166_1.gif

4. Carat - Trọng lượng kim cương

Carat là đơn vị dùng để đo trọng lượng của kim cương. Trước thế kỷ XX, kim cương được đo bằng hạt carob bởi vì chúng nhỏ và có khối lượng tương đối đồng đều. Từ “carob” chính là nguồn gốc của từ “carat” mà chúng ta dùng ngày nay.

Kích cỡ và trọng lượng kim cương (carat)

Kim cương có kích thước và trọng lượng tỷ lệ thuận với nhau. Việc cắt và đánh bóng một viên kim cương thô thành viên kim cương hoàn chỉnh có thể làm hao tới 2/3 tổng trọng lượng kim cương. Thông thường, một viên kim cương hai carat sẽ đắt hơn hai viên kim cương một carat có cùng chất lượng vì kim cương thô cỡ lớn sẽ khó tìm thấy hơn các loại kim cương thô nhỏ.

Tại Hoa Kỳ, phần lớn kim cương được dùng làm đồ trang sức và được bán dưới dạng kim cương rời có trọng lượng từ một carat trở xuống. Trung bình một viên kim cương trong một chiếc nhẫn cưới sẽ có trọng lượng chưa đến 1/2 carat. Nếu mua một viên đá quý 1 cara có nghĩa là bạn đã mua chính xác 0.2 gram kim cương. Người Việt thường sử dụng milimet (mm) hay còn gọi là ly khi mua viên kim cương, ví dụ như 1 viên kim cương: 4.5 ly sẽ vào khoảng 0.32 - 0.36 carat; 5.4 ly vào khoảng 0.57 - 0.62 carat; 6.3 ly vào khoảng 0.96 - 1.01 carat ; 7.2 ly ở khoảng 1.38 - 1.42 carat và 8.1 ly vào khoảng 1.97 - 2.01 carat. 

Là một trong 4C nên khối lượng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của kim cương. Khi các yếu tố khác đều như nhau thì giá kim cương sẽ tăng nếu trọng lượng kim càng lớn, do kim cương lớn thường được ưa chuộng nhiều hơn. Ngoài ra, kim cương dễ tăng trọng lượng hơn nhiều so với tăng kích thước. Ví dụ, một viên kim cương 1 carat với nét cắt hoàn hảo có chiều rộng xấp xỉ 6,5mm, thì một viên kim cương có trọng lượng 2 carat chỉ rộng 8,2mm, tức trọng lượng tăng gấp đôi nhưng kích thước tăng chưa đến 30%.

Đâu sẽ là trọng lượng kim cương phù hợp?

Điều đó phụ thuộc vào sở thích và ngân sách của mỗi người. Nếu bạn muốn tìm kiếm một viên kim cương ‘lanh’ tức là có độ chiếu sáng, ánh lửa mạnh vậy điều cần phải quan tâm nhất chính là kĩ thuật cắt mài (cut) của nó. Vì vậy, một viên kim cương có 'Excellent Cut' dù có kích thước nhỏ nhưng vẫn sẽ trông lấp lánh và bắt mắt hơn nếu như so sánh với một viên kim cương có kích cỡ lớn nhưng cắt kém.

Ngược lại, nếu không quá ưu tiên đến độ chiếu sáng hoàn hảo mà chỉ cần một viên kim cương có khối lượng (carat) lớn cho món trang sức trong mơ. Tierra gợi ý bạn nên lựa chọn viên kim cương có cấp nước từ G-H trở lên (nhóm Near colorless thay vì colorless), độ trong suốt là VS2, cấp độ cắt mài được đánh giá Good hoặc Very Good thay vì Excellent.

Image_198.jpg

Các hình dạng của kim cương

Ngày 09/06/2020

Kim cương thiên nhiên có nhiều hình dạng khác nhau, mỗi hình dạng mang những phẩm chất độc đáo riêng. Tìm hiểu về các hình dạng kim cương chắc chắn sẽ không làm phí thời gian của bạn. Tại Tierra Diamond, chúng tôi giới thiệu những viên kim cương được chứng nhận chất lượng cao nhất để đáp ứng mọi sở thích của quý khách hàng.

diamond-shapes.jpg

Asscher – kim cương vuông vát góc

Kim cương Asscher còn được gọi là kim cương “Square Emerald-Cut”, được tạo ra bằng quy trình cắt từng bước. Do các góc vuông bị cắt vát đi, thoạt nhìn sẽ thấy viên kim cương Asscher có hình bát giác. Chúng có vẻ bề ngoài sáng bóng và hình thù rõ ràng tương tự như kim cương Emerald – kim cương có giác cắt giác tầng, với độ trong suốt gần giống như băng, bạn gần như có thể nhìn xuyên thấu qua viên kim cương. Tuy nhiên, các tì vết của kim cương Asscher rất dễ nhận thấy bằng mắt thường. Chỉ những viên Asscher hoàn mỹ nhất và gần như không có tì vết nào mới tôn lên giá trị của hình cắt kim cương này.

vuon cat goc.png

Round Brilliant - Kim cương tròn

Kim cương tròn chính là hình dạng hoàn hảo nhất của kim cương, thường được dùng làm nhẫn cầu hôn nhiều nhất tính đến thời điểm hiện tại. Kim cương tròn được cắt thành hình nón, tối đa hoá ánh sáng khúc xạ qua 58 mặt cắt nhỏ: 33 mặt nằm trên và 25 mặt nằm dưới. Các mặt cắt này có hình tam giác và hình diều được chia thành phần thân trên (Crown), đường gờ (Girdle) và chóp dưới (Pavilion) của viên kim cương với tỷ lệ hoàn hảo để mang đến độ chiếu sáng tối đa của vết cắt tự nhiên trên tinh thể kim cương thô.

round-v8.jpg

Cushion – Hình chữ nhật bo góc

Kim cương Cushion – hình chữ nhật bo góc, là kiểu kim cương mang phong cách cổ điển, lãng mạn, gồm 58 mặt. Nó được coi là sự giao thoa giữa giác cắt Old Mine, kiểu cắt phổ biến vào cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, và kiểu Oval hiện đại. Kim cương Old Mine có các mặt lớn và các góc tròn vì được cắt bằng tay vào thời điểm đó, được thiết kế để thêm phần lấp lánh dưới ánh nến.

cushion.jpg

Emerald - Kim cương cắt kiểu giác tầng

Cắt giác tầng Emerald là một kiểu cắt phổ biến có vẻ đẹp tuyệt hảo và độ chính xác cao. Tuy không được rực rỡ như những viên kim cương được cắt bằng các mặt hình tam giác và hình cánh diều, kim cương cắt kiểu giác tầng Emerald có độ trong suốt khá cao, tương tự như một tảng băng tinh khiết. Kiểu cắt giác tầng có tên Emerald vì ban đầu chỉ được sử dụng trên ngọc lục bảo.

emerald_lab_created_diamond.jpg

Heart - Kim cương thiên nhiên hình trái tim

Kim cương hình trái tim có một khe hở ở phía trên và toát ra vẻ đẹp rực rỡ vượt bậc. Đây được xem là một trong những kiểu kim cương lãng mạn nhất của kim cương. Tính đối xứng của kim cương trái tim rất quan trọng vì hai nửa trái tim cần phải hoàn toàn cân đối. Ranh giới phân chia giữa hai nửa trái tim phải rõ ràng và sắc nét, hai bên cánh phải được bo tròn. Thông thường, một viên kim cương hình trái tim nặng dưới 0,40 carat không phải là một lựa chọn tốt vì trái ngược với các giác cắt  kim cương khác, kim cương hình trái tim trông nhỏ hơn rất nhiều.

heart-shaped-diamond-2_1024x1024.jpg

Marquise - Kim cương hình hạt dưa

Kim cương Marquise có hình hạt dưa, được coi là kiểu dáng “kinh điển” của nhẫn cầu hôn. Đối với kim cương có giác cắt “lạ mắt” như Marquise, màu sắc và độ trong suốt là hai yếu tố quan trọng nhất để đo giá trị của viên kim cương. Kim cương Marquise sử dụng quy trình cắt tương tự như kim cương tròn Brilliant, nhưng để tối đa hóa trọng lượng, kim cương Marquise được kéo dài ra thành hình hạt dưa đặc biệt. Cách làm này cũng giúp hạn chế tì vết trên kim cương. Tuy nhiên, chính hình dạng thon dài khiến những khiếm khuyết về màu sắc và độ trong suốt của kim cương Marquise dễ bị phát hiện hơn so với kim cương tròn Brilliant truyền thống.

marquise-cut-diamond-500x500.jpg

Oval - Kim cương hình bầu dục

Kim cương hình bầu dục là phiên bản chỉnh sửa của kiểu cắt phổ biến nhất Round Brilliant, là lựa chọn hoàn hảo cho những bạn đang tìm kiếm các đặc điểm tương tự như nét cắt tròn “lý tưởng”, nhưng muốn một cái gì đó độc đáo và khác lạ hơn. Kim cương hình bầu dục cũng tạo ra ảo ảnh quang học về chiều dài, khiến các ngón tay của bạn trông dài và thon hơn.

oval-shaped-diamond_1024.jpg

Pear - Kim cương hình quả lê (giọt nước)

Kim cương hình quả lê là sự kết hợp giữa vẻ đẹp truyền thống của nét cắt tròn với hình dạng mới mẻ hơn, tạo nên một viên kim cương độc đáo nhưng vẫn có thể khiến các tia sáng “nhảy múa” như ở nét cắt tròn truyền thống. Vì kích thước và tỷ lệ đặc biệt, vẻ đẹp của kim cương quả lê hoàn toàn phụ thuộc vào trải nghiệm của người dùng. Loại kim cương này thường có 58 mặt, hiệu ứng ánh sáng chiếu vào giống như ở kim cương hình tròn nhưng ấn tượng hơn vì hình dạng độc đáo.

Pear-cut-diamond_1024x1024.jpg

Princess - Kim cương hình vuông góc nhọn

Kim cương Princess có độ trong suốt rất cao và là sự lựa chọn hoàn hảo để làm nhẫn cầu hôn. Những nét cắt vuông nhọn tinh tế giúp bắt ánh sáng một cách rực rỡ nhất. Khi mua kim cương có giác cắt Princess, phải chắc chắn rằng bốn góc cạnh của viên kim cương được đính khéo léo và được bảo vệ an toàn trên chiếc nhẫn của bạn.

diamond-princess.jpg

Radiant - Kim cương hình chữ nhật cắt góc

Kim cương Radiant được tạo ra bởi hai kiểu cắt – kiểu cắt hình tròn và kiểu cắt hình chữ nhật xếp tầng, tạo nên một viên kim cương phi truyền thống nhưng vẫn rực rỡ. Nét cắt này được Henry Grossbard sáng tạo ra vào năm 1977, nhằm duy trì vẻ đẹp của từng loại kim cương khác nhau mà vẫn tạo ra những thứ khác biệt với những gì đã có sẵn tại thời điểm đó.

radiant-cut-diamond_1024x1024.jpg

Cấu trúc của Kim cương

Ngày 09/06/2020

1. Cấu trúc kim cương thiên nhiên

Tất cả kim cương đều có chung đặc điểm cấu trúc. Cấu trúc cơ bản của kim cương quyết định đến tỷ lệ độ rực rỡ, độ phân tán, và độ tán sắc. Mỗi phần của một viên kim cương đều có tên gọi cụ thể và việc tìm hiểu về những bộ phận này là cần thiết cho việc chọn mua kim cương.

Một viên kim cương bao gồm 8 phần chính: Đường kính (diameter), mặt bàn (table), phần thân trên (crown), bề mặt trải rộng (table spread), đường gờ (gridle), chóp dưới (pavilion), độ sâu (depth), và đỉnh chóp (culet). Chú thích và vị trí của từng bộ phận cụ thể như sau:

    Trước khi mua kim cương, bạn nên tìm hiểu cấu trúc cơ bản của kim cương để hiểu rõ giá trị đích thực của loại trang sức thiên nhiên này; hãy liên hệ các chuyên gia của chúng tôi khi cần để cân nhắc chọn cho mình một viên kim cương phù hợp nhất.

    CAU TRUC KIM CUONG.png

    2. Tỷ lệ kim cương – Tìm hiều về độ rực rỡ, độ phân tán, và độ tán sắc

    Đây là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến vẻ đẹp của viên kim cương. Tỷ lệ ở đây bao gồm các góc ở phần chóp trên (đỉnh kim cương) và chóp dưới (phần dưới cùng) của viên kim cương, cũng như tỷ lệ các giác cắt của nó trên bề mặt. Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến đường đi của ánh sáng khi đi vào viên kim cương và phản xạ lại mắt bạn.

    Kim cương được cắt tốt phải hội tụ đủ 3 yếu tố: độ rực rỡ, độ phân tán, và độ tán sắc. Ánh sáng chiếu vào bề mặt kim cương sẽ phản chiếu vào mặt phẳng lớn nhất đã được đánh bóng hoặc chiếu thẳng vào toàn bộ viên kim cương. Ánh sáng phản chiếu từ viên kim cương được gọi là độ rực rỡ (Brilliance). Độ rực rỡ chính là điều đầu tiên khiến bạn phải chú ý khi nhìn vào một viên kim cương. Đa số mọi người còn cho rằng một viên kim cương có được xem là đẹp hay không hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố này.

    Khi ánh sáng truyền qua kim cương, viên kim cương đóng vai trò như một lăng kính, tách ánh sáng thành các tia sáng bảy màu của quang phổ phản xạ ngược vào mắt người gọi là sự phân tán (Fire). Đây là một trong những hiệu ứng kỳ diệu nhất của kim cương. Nó có một loạt màu sắc giống như pháo hoa và bạn có thể thấy nhiều màu sắc như màu vàng, màu xanh và màu tím khi nhìn viên kim cương ở nhiều góc độ khác nhau, gọi là ánh lửa.

    Độ tán sắc (Scintillation) là sự lấp lánh khi kim cương thay đổi vị trí tương đối với nguồn sáng. Sự lấp lánh này được tạo thành do các vùng sáng và tối phản chiếu ánh sáng bên trong khi bạn di chuyển qua lại viên kim cương. 

    diamond-proportion.jpg

    3. Tính đối xứng

    Tính đối xứng đề cập đến độ chính xác của hình dạng và sự sắp xếp các mặt trong một viên kim cương. Mặc dù một số khuyết điểm khi nhìn bằng mắt thường không thấy ảnh hưởng nhiều đến ngoại hình viên kim cương, nhưng tính đối xứng vẫn đóng một vai trò quan trọng, đặc biệt là trong những viên kim cương có độ trong suốt cao. 

    Một viên kim cương có tính đối xứng cao sẽ có độ rực rỡ, độ tán sắc và độ lấp lánh tốt. Ngược lại, một viên kim cương có tính đối xứng kém sẽ khiến đường truyền ánh sáng khi đi vào viên kim cương bị lệch hoặc sai hướng, nghĩa là ánh sáng có thể thoát ra khỏi đáy hoặc hai bên, làm giảm độ sáng của viên kim cương.

    Tính đối xứng của kim cương được xếp loại như thế nào?

    GIA đã đưa ra các tiêu chuẩn thang đo tính đối xứng của viên cương như sau:

    Xuất sắc (Excellent): Viên kim cương có độ đối xứng được đánh giá xuất sắc thường có độ lệch rất nhỏ. Các mặt của viên kim cương đều nằm ngay vị trí trung tâm, và nó không có bất kì giác cắt hay góc nào bị thừa hay thiếu.

    Rất tốt (Very Good): Kim cương có tính đối xứng rất tốt sẽ có một vài sai lệch nhỏ. Đó có thể là một sai lệch nhỏ giữa các giác cắt hoặc một góc hơi chệch ra.

    Tốt (Good): Kim cương có tính đối xứng tốt sẽ có một vài sai lệch. Độ chiếu sáng của viên kim cương có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của các góc ở chóp dưới (pavillion) hay do thiếu sót một vài giác cắt. .

    Trung bình (Fair): Kim cương có độ đối xứng trung bình sẽ có một số sai lệch. Độ chiếu sáng của viên kim cương sẽ bị giảm do các sự sai lệch, biến thể hay biến dạng của các góc hoặc giác cắt.

    Poor (Kém): Một viên kim cương bị đánh giá có tính đối xứng kém thì bạn có thể nhận thấy rõ ràng được những sai lệch của nó. Đó có thể là những viên kim cương có bề mặt lệch khỏi vị trí trung tâm, thiếu các giác cắt hay các giác cắt bị biến thể và biến dạng. Ở cấp độ đối xứng này sẽ khiến viên kim cương trông xỉn và tối màu hơn

    Đường gờ lượn sóng

    Đường gờ của một viên kim cương phải là một đường phẳng song song với mặt phẳng lớn nhất nhưng trong một số trường hợp đường gờ vẫn có thể có hình gợn sóng như trong hình dưới đây.

    diamond-symmetry.jpg

    Phần thân trên và phần chóp dưới trong một viên kim cương phải đồng đều với nhau, những điểm trên cùng của chóp dưới và những điểm dưới cùng của các mặt vát phải khớp nhau tại đường gờ mới tạo nên viên kim cương có tính đối xứng hoàn hảo.

    Các mặt phụ

    Những mặt phụ này thường nằm ở phần chóp dưới gần đường gờ, nhưng trong hình dưới đây chúng xuất hiện ở ở bất cứ vị trí nào của viên kim cương.

    facets.jpg

    Đỉnh chóp bị lệch sang một bên

    Để kiểm tra xem đỉnh chóp có nằm đúng vị trí trung tâm hay không, bạn nên quan sát viên kim cương từ dưới lên. Lúc này bạn sẽ thấy đường gờ nằm ở dưới xuyên qua mặt phẳng lớn nhất. Nếu các đường thẳng ghép lại với nhau thành một hình vuông hoàn hảo thì đỉnh chóp đang nằm đúng vị trí. Nếu các đường thẳng uốn cong theo một cách khác thì đỉnh chóp đang không nằm ở giữa. Ví dụ dưới đây minh họa một viên kim cương có đỉnh chóp nằm lệch sang một bên.

    off_center_culet.jpg

    Mặt phẳng lớn nhất bị lệch sang một bên

    Mặt phẳng lớn nhất phải nằm chính giữa phần trên cùng của viên kim cương và song song với đường gờ. Nếu mặt phẳng này không nằm giữa hoặc không song song với đường gờ sẽ tạo ra các góc không đồng đều của phần thân trên.

    off_center_table.jpg

    Mặt phẳng lớn nhất và đường gờ không song song với nhau

    Một ví dụ khác xảy ra khi mặt phẳng lớn nhất không song song với đường gờ. Các góc của phần thân trên dốc hơn nhiều so với mặt kia. Nhìn từ trên cao xuống bạn sẽ dễ dàng nhận thấy mặt phẳng lớn nhất đang nằm sai vị trí.

    not_parallel.jpg

    Các mặt bị méo mó

    Mặt phẳng lớn nhất của kim cương phải có hình bát giác với tám cạnh bằng nhau, mỗi cạnh song song với các mặt đối diện. Trong ví dụ này, các mặt của viên kim cương không được định hình đúng hoặc không có cùng kích thước và hình dạng như các mặt khác.

    misshapen.jpg

    Các mặt không cắt nhau tại một điểm

    Một số kim cương có các mặt không chĩa đúng hướng. Kim cương có giác cắt tròn là ví dụ cho thấy 58 mặt cắt được sắp xếp chính xác và cân đối một cách hoàn hảo. Quan sát kỹ ví dụ dưới dây bạn sẽ thấy một số mặt kim cương không gặp nhau tại một điểm.

    pointing_up.jpg

    Các dấu vết tự nhiên trên kim cương

    Các dấu vết bẩm sinh thường xuất hiện trên đường gờ, hướng về phía thân dưới hoặc thân trên của viên kim cương. Trong ví dụ này, dị tật bẩm sinh nằm trên đường gờ và hướng xuống phần thân dưới của kim cương.

    naturals.jpg

    4. Độ bóng của kim cương thiên nhiên

    Độ bóng kim cương là gì?

    Độ bóng đề cập đến chất lượng và tình trạng bề mặt kim cương. Nếu có bất kỳ sự thô ráp hoặc nhược điểm bên ngoài nào trên các giác cắt kim cương, chúng có thể làm gián đoạn đường đi của ánh sáng và phản xạ lại theo những hướng sai lệch. 

    Một viên kim cương được đánh bóng tốt sẽ có đường truyền ánh sáng khi phản chiếu sắc nét, không bị biến dạng. Ngược lại, nếu đánh bóng kém sẽ làm mờ bề mặt của đá, làm giảm lượng ánh sáng chiếu vào và phản xạ lại từ viên kim cương. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường vẫn có một số kim cương có độ bóng kém do không được đánh bóng kỹ và đúng cách, vì nhà sản xuất muốn giảm thiểu chi phí. 

    Độ bóng được xếp loại như thế nào?

    Độ bóng được phân loại giống như cách độ đối xứng được phân loại, với các mức độ Xuất sắc, Rất tốt, Tốt, Khá, hoặc Kém.

      Rất khó để nhận biết sự khác biệt giữa các chỉ số này bằng mắt thường. Chỉ khi được phóng đại 10X, sự khác biệt mới trở nên rõ ràng hơn. Tuy nhiên, độ bóng có chỉ số Khá (FR) và Kém (PR) chỉ ra rằng các tỳ vết có thể nhìn thấy bằng mắt thường và ảnh hưởng đến vẻ đẹp tổng thể của viên kim cương.

      Điều quan trọng nữa là chiếc nhẫn của bạn không bị rỗng hoặc gồ ghề trên bề mặt kim loại. Độ rỗng là tỷ lệ giữa các lỗ rỗng trên bề mặt kim loại so với thể tích kim loại. Việc sản xuất hàng loạt sẽ không thể tránh khỏi các sai sót. Những chiếc nhẫn bị rỗng thường dễ hỏng và rất khó sửa.

      diamond-polish.jpg

      5. Sự phát huỳnh quang của kim cương

      Kim cương phát huỳnh quang là gì?

      Phát huỳnh quang là hiện tượng tự nhiên kim cương phát ra ánh sáng khi tiếp xúc với tia UV (tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời).  Ánh sáng này được gọi là huỳnh quang. Tuy nhiên, sẽ rất khó để nhận biết độ huỳnh quang của kim cương dưới ánh sáng mặt trời trừ trường hợp có cường độ UV cao. 

      Có phải tất cả kim cương đều phát huỳnh quang?

      Sự thật là phần lớn kim cương đều không có huỳnh quang. Trong một nghiên cứu với hơn 26.000 viên kim cương được gửi GIA để phân loại, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra chỉ có khoảng từ 25% đến 35% trong số chúng là có thể hiện độ huỳnh quang khi được kiểm tra dưới chùm tia UV tiêu chuẩn. Những viên kim cương không phát quang sẽ được ghi nhận là “không có” trong bảng báo cáo tính phát quang của kim cương.

      Các mức độ huỳnh quang khác nhau của kim cương

      Các mức độ huỳnh quang khác nhau của kim cương bao gồm: không phát quang (none), mờ nhạt (faint), trung bình (medium), mạnh (strong) và rất mạnh (very strong). Độ phát quang mờ nhạt  (faint) có nghĩa là viên kim cương thiên nhiên có ánh sáng nhẹ rất khó nhìn dưới tia cực tím. Độ phát quang rất mạnh (very strong) có nghĩa là viên kim cương phát ra ánh sáng rất rõ dưới tia cực tím. Màu sắc của huỳnh quang cũng có thể thay đổi thành vàng, xanh lá cây, hoặc trắng, trong đó màu xanh là màu phổ biến nhất. 

      Kim cương có độ huỳnh quang mạnh (strong) và rất mạnh (very strong) thường có mức giá thấp, do có thể xuất hiện hiệu ứng mây trên bề mặt. Đây cũng được xem là ‘bẫy kim cương giá rẻ’ khiến nhiều người mua lầm tưởng. Một số người bán kim cương sẽ lập lờ về việc này, hoặc các viên kim cương không được kiểm định về độ huỳnh quang, sẽ có khác biệt về giá rất nhiều so với viên không huỳnh quang.

      Độ phát quang ảnh hưởng đến kim cương như thế nào?

      Độ phát quang thường không ảnh hưởng đến diện mạo của kim cương trong điều kiện ánh sáng thông thường. Tương tự, huỳnh quang màu xanh đậm có thể làm cho viên kim cương màu vàng có vẻ trắng hơn, thậm chí là xuất hiện màu trắng đục hoặc nhờn trong một số trường hợp đặc biệt hiếm hoi. Chẳng hạn, một viên kim cương có cấp nước thuộc nhóm hơi vàng (Faint) nếu có độ huỳnh quang màu xanh mạnh vẫn sẽ có màu sắc đẹp hơn, do độ huỳnh quang có thể cải thiện màu sắc cho những viên kim cương có nước thuộc cấp thấp hơn.

      diamond-fluorescence.jpg

      Giác cắt lý tưởng của Kim Cương

      Ngày 09/06/2020

      Kim cương có giác cắt lý tưởng là kim cương hình tròn hoặc hình chữ nhật góc nhọn được cắt với tỷ lệ lý tưởng và có độ bóng, độ đối xứng tuyệt vời. Kim cương được cắt mài lý tưởng phản chiếu gần như tất cả tia sáng chiếu vào nó, và là một trong những giác cắt hiếm gặp nhất. Kim cương cắt lý tưởng được sử dụng làm chuẩn để đo lường tất cả các loại kim cương khác. Ở Mỹ, tỷ lệ cắt lý tưởng thường được xác định bởi Viện Ngọc Học Hoa Kỳ (GIA), nhưng các quốc gia khác nhau và các công ty khác nhau sẽ cắt giảm độ lý tưởng theo các tiêu chuẩn khác nhau dựa trên ý tưởng của họ.

      Trở lại những năm 1900 khi Marcel Tolkowsky, thợ cắt kim cương của Bỉ, đã đặt ra thuật ngữ - Giác cắt lý tưởng. Sau khi phân tích viên kim cương hình tròn, ông đã cân nhắc cả độ sáng (lượng ánh sáng trắng phản chiếu) và ánh lửa (sự phân tách ánh sáng trắng thành màu sắc quang phổ của nó). Tính toán của ông được xem là kim chỉ nam cho các ý tưởng về tiêu chuẩn “cắt mài lý tưởng” ngày nay trên toàn cầu, tuy nhiên, một số quốc gia vẫn tự điều chỉnh cho phù hợp với tiêu chuẩn của riêng mình.

      Tiêu chuẩn cắt lý tưởng của Tolkowsky không hoàn hảo, nhưng nó vẫn đóng vai trò là kim chỉ nam cho kim cương cắt lý tưởng. Ngày nay, chúng ta sử dụng hướng dẫn của nhà kim hoàn Bruce Harding, người đã phát triển một mô hình khác vào những năm 1970 cũng như bằng các mô hình máy tính và phạm vi công nghệ khác.

      Kim cương cắt lý tưởng được cân đối hoàn hảo để khúc xạ ánh sáng, tạo ra độ sáng và ánh lửa xuyên qua bề mặt và đỉnh chóp. Có ít nhất sáu mô hình "nét cắt lý tưởng" đang được sử dụng ngày nay nhưng chỉ có ba trong số chúng (bao gồm một trong số đó là của Tolkowsky) là phổ biến nhất.

      diamond-Ideal-cut.jpg

      Xếp loại kim cương

      Ngày 09/06/2020

      1. Giấy chứng nhận kim cương là gì?

      Giấy chứng nhận kim cương xác minh từng thông số kỹ thuật của kim cương, bao gồm cấp màu, trọng lượng, độ trong suốt, và nét cắt. Đừng bao giờ mua kim cương không có chứng nhận. Các phòng thí nghiệm xếp loại kim cương nổi tiếng nhất là Viện Đá quý Hoa Kỳ (GIA), Hiệp hội Đá quý Hoa Kỳ (AGS), Viện Đá quý Quốc tế (IGI), ), Hội đồng kim cương Bỉ (HRD) Hoge Raad voor Diamant.

      Giá trị của một viên kim cương được quyết định bởi 4 yếu tố (4 chữ C), bao gồm giác cắt (cut), màu sắc (color), độ trong suốt (clarity) và trọng lượng (carat). Mặc dù trọng lượng được cho là yếu tố quan trọng nhất nhưng giác cắt, màu sắc và độ trong suốt lại có ảnh hưởng lớn hơn nhiều đến sự diện mạo của một viên kim cương.

      2. Kim cương không có khuyết điểm

      Như thế nào là kim cương không có khuyết điểm?

      Kim cương không có khuyết điểm (hay còn gọi là kim cương có khuyết điểm không nhìn thấy bằng mắt thường) là kim cương dường như không có tì vết khi nhìn trực diện dưới ánh sáng ban ngày hoặc ánh sáng huỳnh quang bằng mắt thường từ khoảng cách tương đối ngắn (6-12 inches).

      Khái niệm về kim cương không khuyết điểm hay không nhìn thấy bằng mắt thường được điều chỉnh một chút trong định nghĩa của các nhà bán lẻ, nhưng ba yếu tố chính ảnh hưởng đến định nghĩa về kim cương không khuyết điểm.

        Theo GIA và AGS, những viên kim cương hoàn mỹ (FL), không có tì vết bên trong (IF), tì vết rất rất nhỏ (VVS1 và VVS2), và tì vết rất nhỏ (VS1 và VS2) được coi là kim cương không có khuyết điểm. Kim cương có tì vết nhỏ (SI1 và SI2) có thể có hoặc không có khuyết điểm. Kim cương I1, I2, và I3 được coi là kim cương có khuyết điểm.

        FANCY SHAPE fix 03.jpg

        Hướng dẫn chọn Kim cương

        Ngày 09/06/2020

        Cách chọn một viên kim cương hoàn hảo

        Khi tìm mua nhẫn cưới kim cương thiên nhiên hoặc nhẫn đính hôn kim cương thiên nhiên, bạn phải biết cách chọn cho mình một viên kim cương hoàn hảo. Một số người thích đá quý hoặc kim cương thô, nhưng kim cương cổ điển vẫn phổ biến nhất trên thị trường. Để có một viên kim cương thiên nhiên hoàn hảo, phải dựa trên 4 tiêu chí sau (4 chữ C):

          Mặc dù không nằm trong bốn chữ C, hình dạng kim cương (diamond shape), độ phát quang của kim cương (fluorescence) cũng là một yếu tố không thể bỏ qua khi chọn bất kỳ một chiếc nhẫn đính hôn kim cương thiên nhiên nào.

          Cuối cùng, điều quan trọng là bạn phải có kiến thức toàn diện về cấu trúc và tỷ lệ kim cương: độ rực rỡ, độ phân tán, và độ tán sắc để chọn cho mình chiếc nhẫn cưới kim cương thiên nhiên thật hoàn hảo và xứng đáng.

          *Chú thích thêm: khi đến sự hoàn hảo, là chúng tôi đang đề cập đến viên kim cương hoàn hảo dành cho bạn. Đó là viên kim cương có những đặc điểm bạn mong muốn và nằm trong ngân sách của bạn.

          a2.png

          Cách bảo quản Kim cương thiên nhiên

          Ngày 09/06/2020

          Làm sạch trang sức kim cương thiên nhiên

          Đối với các loại nhẫn kiểu có chấu hoặc bệ đá, bạn nên ngâm tối đa 30 phút trong dung dịch nước rửa chén và nước. Lưu ý khi vệ sinh bằng xà phồng, bạn nên sử dụng một miếng vải mềm hoặc tăm bông để lau nhẹ lên phần kim loại (vàng, bạch kim, bạc) sau đó rửa sạch. Lặp lại quy trình nếu cần thiết, và nhớ phải luôn cẩn thận khi ngâm những món trang sức có giá trị như kim cương.

          Để làm tăng thêm độ sáng bóng cho trang sức, bạn có thể ngâm nữ trang kim cương thiên nhiên của bạn trong dung dịch lau kính để tăng thêm độ sáng bóng. Lưu ý là nước lau kính có chứa một số hóa chất tẩy mạnh, vì vậy không nên ngâm trang sức quá một phút mỗi lần và không áp dụng với các loại nhẫn có xi trắng rhodium. Dùng dung dịch xà phòng rửa chén ban đầu để rửa sạch dung dịch lau kính trên trang sức, nhớ pha bằng nước ấm và lau khô cẩn thận.

          Dùng tăm vệ sinh để loại bỏ bụi bẩn ở giữa các chấu và kim cương, nhớ cẩn thận để không làm trầy xước kim loại hoặc làm lung lay vị trí của chấu. Nếu sợi vải bị kẹt lại trên kim loại, dùng nhíp gặp ra nhẹ nhàng. Mặc dù kim cương chỉ bị trầy xước khi cọ xát với nhau, các loại kim loại khác cũng dễ tạo nên những vết xước nhỏ trên bề mặt.

          Có thể dùng chất tẩy rửa ion để làm sạch hầu hết các đồ trang sức kim cương thiên nhiên. Nhưng nếu nhẫn cầu hôn của bạn được đính một loại đá khác không phải kim cương, hãy tham khảo các phương pháp làm sạch khác, vì một số đá quý có thể bị ảnh hưởng bởi dòng điện trong quy trình làm sạch bằng ion.

          Trang sức kim cương thiên nhiên không nên để chung với các loại trang sức khác, và lưu ý rằng kim cương không chỉ làm trầy xước những món trang sức khác mà còn có thể làm trầy xước lẫn nhau. Vì vậy khi cất giữ kim cương không được để chúng chạm vào nhau.

          FANCY SHAPE fix 03.jpg

          Bảo hành trang sức kim cương thiên nhiên

          Khi mua một món đồ trang sức đẹp và quý giá như kim cương, bạn phải giữ gìn, bảo quản cũng như sử dụng cực kỳ cẩn thận. Chính vì vậy bạn nên tìm hiểu kỹ chính sách bảo hành và chính sách đảm bảo của trang sức mình mua để có những biện pháp xử lý kịp thời.

          Hỏi kỹ xem chính sách bảo hành và chính sách đảm bảo trang sức của bạn có đầy đủ không, liệu món đồ có bị hư hỏng, hoặc có khi rơi rớt kim cương chính sách bảo hành là như thế nào. Đọc kỹ các điều khoản của chính sách của hãng trang sức. Ngoài ra, tìm hiểu xem đồ trang sức của bạn có có chính sách bảo hành hợp lý hay không, và nếu không thì bạn có được hỗ trợ bất kỳ gì từ công ty khi có hư hỏng xảy ra với món trang sức của bạn hay không .

          Khi bạn đầu tư một khoản tiền lớn vào trang sức kim cương thiên nhiên, bạn cũng phải chắc chắn rằng khoản đầu tư của mình luôn được đảm bảo hộ. Nghiên cứu kỹ về chính sách bảo hành và chính sách đảm bảo chọn cho mình một nơi uy tín nhất để gửi trọn niềm tin vào đấy.

          SO-BAO-HANG.jpg

          X

          x