Sở hữu ngay tài khoản riêng cho mình để dễ dàng xem, thêm các món trang sức yêu thích vào giỏ hàng, thanh toán nhanh chóng cùng nhiều trải nghiệm thú vị khác.
Hiểu đúng về tiêu chuẩn 4C của kim cương
Mỗi viên kim cương đều tồn tại như một cá thể riêng biệt, chúng có những đặc điểm và tiêu chuẩn khác nhau giúp tạo nên giá trị và nét đẹp của riêng nó. Và để đánh giá chất lượng và giá trị của kim cương, thước đo chính xác và phổ biến nhất đó […]
Mỗi viên kim cương đều tồn tại như một cá thể riêng biệt, chúng có những đặc điểm và tiêu chuẩn khác nhau giúp tạo nên giá trị và nét đẹp của riêng nó. Và để đánh giá chất lượng và giá trị của kim cương, thước đo chính xác và phổ biến nhất đó là dựa vào tiêu chuẩn 4C của kim cương.
Tiêu chuẩn 4C của kim cương được tạo ra bởi GIA (Gemological Institute of America) – Viện Ngọc học Hoa Kỳ – và được công nhận, sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới như một cách đánh giá kim cương.
4 chữ C trong tiêu chuẩn 4C kim cương là viết tắt cho:
Carat (trọng lượng)
Cut (mài cắt)
Color (nước màu)
Clarity (độ sạch)
Để hiểu rõ từng C trong 4 chữ đó hãy tìm hiểu chi tiết bên dưới đây.
Theo tiêu chuẩn 4C của kim cương, carat (viết tắt là ct) là đơn vị dùng để đo trọng lượng của kim cương, 1.00ct tương đương với 0.2g.
Khi trọng lượng kim cương tăng thì giá của viên kim cương cũng sẽ tăng theo. Thông thường, các mốc trọng lượng tạo nên sự gia tăng giá trị của kim cương đó là 0.30ct, 0.40ct, 0.50ct, 0.70ct, 0.90ct, 1.00ct, 1.50ct, 2.00ct, 3.00ct, 4.00ct, 5.00ct, 10.00ct.
Do trọng lượng carat là yếu tố dễ xác định nhất của kim cương nên người mua thường tập trung vào trọng lượng carat. Tuy nhiên, giá của một viên kim cương cao hay thấp còn phụ thuộc vào các tiêu chuẩn khác là nước màu, mài cắt và độ sạch chứ không chỉ dựa vào trọng lượng của kim cương. Vì vậy, cách chọn kim cương chính xác nhất đó là dựa trên tổng hợp cả 4 yếu tố trong tiêu chuẩn 4Cs của kim cương.
Tiêu chuẩn 2: Cut – Mài cắt kim cương
Mài cắt kim cương (hay còn gọi là giác cắt kim cương) là yếu tố đề cập đến khả năng phản chiếu ánh sáng của kim cương đến mắt người nhìn. Đây là yếu tố quan trọng nhất trong tiêu chuẩn 4C kim cương vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến vẻ đẹp trực quan của viên kim cương.
Khi ánh sáng chiếu đến kim cương, các tia sáng sẽ xuyên vào bên trong, tương tác với các mặt cắt và sau đó phản xạ ngược lại ra bên ngoài tạo nên hiệu ứng lấp lánh mà mắt người nhìn thấy. Một viên kim cương được mài cắt với tỷ lệ chính xác sẽ có vẻ ngoài rực rỡ và vô cùng lấp lánh. Ngược lại, kim cương được cắt quá nông hoặc quá sâu sẽ bị tối và thiếu sức sống.
Mài cắt kim cương được phân loại dựa trên độ đối xứng (symmetry), tỷ lệ (proportion) và độ đánh bóng (polish), sự thay đổi của ba yếu tố này ở mỗi viên kim cương sẽ mang đến khả năng phản xạ ánh sáng khác nhau.
Tiêu chuẩn 3: Color – Nước màu kim cương
Nước màu kim cương là yếu tố phản ánh sắc màu tự nhiên của kim cương. Một viên kim cương được xem là hoàn hảo là một viên kim cương không màu, giá trị của viên kim cương sẽ tăng theo mức độ không màu của nó.
Theo hệ thống phân loại màu kim cương từ D đến Z của GIA, D đại diện cho mức độ cao nhất là không màu và giảm dần đến giá trị thấp nhất là Z có sắc nâu nhẹ hoặc vàng.
Trên thực tế, để thấy được sự thay đổi về nước màu của kim cương thì hai viên kim cương cần được so sánh về màu sắc phải cách nhau ít nhất hai tone màu mới thấy được sự khác biệt. Mỗi khác biệt nhỏ về màu sắc thôi cũng sẽ tạo nên khoảng cách lớn về giá trị của kim cương. Lý do là vì kim cương càng không màu thì độ phản chiếu ánh sáng sẽ càng tốt, từ đó giúp gia tăng vẻ đẹp của viên kim cương.
Tiêu chuẩn 4: Clarity – Độ sạch kim cương
Trước tiên, để hiểu được chữ C cuối cùng trong tiêu chuẩn 4C của kim cương, ta phải hiểu về nguồn gốc hình thành của kim cương trước. Về bản chất, kim cương tự nhiên được tạo thành từ các khoáng chất có chứa cacbon bị chịu nhiệt và áp suất cực kì cao trong lòng đất. Trong quá trình này, các phản ứng có thể sinh ra nhiều tạp chất và tì vết trên bề mặt của kim cương. Để tìm được kim cương không chứa tạp chất trong tự nhiên là rất khó, do đó kim cương càng chứa ít tạp chất, các lỗi trên bề mặt càng nhỏ thì càng có độ sạch và giá trị cao.
Hoàn hảo (FL): Không có tạp chất và không có cả tì vết bên ngoài dù soi dưới kính phóng đại gấp 10 lần.
Hoàn hảo bên trong (IF): Không có tạp chất bên trong dù nhìn dưới kính phóng đại gấp 10 lần, có một số tì vết rất nhỏ bên ngoài.
Rất, rất ít tạp chất (bao gồm VV1 và VVS2): Tạp chất rất ít, khó nhìn thấy dưới kính phóng đại gấp 10 lần.
Rất ít tạp chất (bao gồm VS1 và VS2): Tạp chất nếu nhìn kĩ sẽ thấy rõ dưới kính phóng đại gấp 10 lần, dù vậy tạp chất ở mức độ này vẫn được xem là rất nhỏ.
Ít tạp chất (bao gồm SI1 và SI2): Tạp chất có thể nhận thấy dưới kính phóng đại gấp 10 lần.
Nhiều tạp chất (bao gồm I1, I2 và I3): Nhiều tạp chất nhìn thấy rõ dưới kính phóng đại gấp 10 lần.
Bộ tiêu chuẩn kim cương 6C mới: 4C + 2C
Thật ra ở thời điểm hiện tại, trên thị trường kim cương còn xuất hiện hiện thêm 2 tiêu chuẩn mới đó là Cost (giá cả) và Certification (chứng nhận) được bổ sung và trở thành những chuẩn mới cũng không kém phần quan trọng.
Cost (Giá cả): Giá cả trở thành một tiêu chí quan trọng do nhu cầu minh bạch và phù hợp với ngân sách người mua.
Certification (Chứng nhận): Chứng nhận từ các tổ chức uy tín như GIA (Gemological Institute of America) hoặc IGI (International Gemological Institute) được xem là “hộ chiếu” của viên kim cương, giúp đảm bảo nguồn gốc, tính xác thực và các thông số về chất lượng.
Yếu tố quan trọng quyết định giá trị một viên kim cương
Giác cắt kim cương là một trong những yếu tố quan trọng nhất, vì nó ảnh hưởng rất lớn đến vẻ đẹp của viên kim cương cũng như độ sáng, các mặt đối xứng và độ tán sắc của kim cương.
Khi một viên kim cương được khai thác, chúng ta gọi nó là kim cương thô, có hình dạng ngẫu nhiên. Sau đó, kim cương sẽ được tiến hành phân tích để tìm ra giác cắt phù hợp nhất. Những viên kim cương sau khi được cắt mài sẽ được đánh bóng để làm tăng thêm tính cân đối và hài hòa giữa các mặt.
Nhìn chung, quá trình mài giũa này sẽ khiến cho viên kim cương đẹp, trong suốt và lấp lánh. Việc mài giũa xác định cách ánh sáng đi vào viên kim cương và phản chiếu ra ngoài. Do đó, yếu tố giác cắt kim cương quyết định độ sáng và giá trị của viên kim cương đẹp.
Theo GIA, giác cắt kim cương GIA được chia thành 5 cấp độ riêng từ hoàn hảo (Excellent), rất đẹp (Very good), đẹp (Good), khá (Fair) đến kém (Poor). Đi cùng giác cắt hoàn hảo, một viên kim cương sở hữu độ đánh bóng (Polish) và độ đối xứng (Symmetry) hoàn hảo, được gọi là kim cương 3X (Triple Excellent) vô cùng quý hiếm.
Lời kết
Trên đây chính là cách đánh giá kim cương và cách chọn kim cương dựa trên tiêu chuẩn 4C kim cương do GIA đề ra. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về cách chọn kim cương thì đừng ngại ngần mà hãy liên hệ ngay với Tierra Diamond.
Là đối tác của các nhà cung cấp, cắt mài Kim cương Thiên nhiên lớn trên thế giới, Tierra Diamond có thể nhanh chóng tìm kiếm và nhập khẩu những viên kim cương chất lượng cao nhất chỉ trong khoảng 10 ngày làm việc. Do đó, Tierra sẽ tạo cơ hội để khách hàng thoải mái lựa chọn được viên kim cương phù hợp nhất với sở thích và ngân sách của mình.
Bên cạnh đó, Tierra Diamond sở hữu đội ngũ thợ kim hoàn lành nghề và dày dặn kinh nghiệm kết hợp cùng hệ thống máy móc hiện đại, đảm bảo tạo ra những mẫu trang sức kim cương cao cấp, tinh xảo, thiết kế ấn tượng và thời thượng nhất hiện nay.
Kim cương xanh – viên đá quý khiến cả thế giới say đắm bởi sắc xanh huyền bí và độ hiếm khó tìm. Vậy viên kim cương xanh này có gì đặc biệt? Điều gì đã tạo nên sức hút? Hãy cùng Tierra khám phá bí ẩn đằng sau viên đá quý độc nhất này […]
Kim cương là loại đá quý hiếm bậc nhất, được sử dụng phổ biến trong trang sức. Hiện nay, trên thị trường có 2 loại kim cương: kim cương tự nhiên và kim cương lab-grown (kim cương được tạo trong phòng thí nghiệm). Mặc dù chúng có thể trông khá giống nhau, nhưng còn có […]
Kim cương là biểu tượng của sự giàu có, quyền lực và sang trọng. Đặc biệt, kim cương đỏ là loại đá quý hiếm bậc nhất trên thế giới, được mệnh danh là “vua” của các loại kim cương màu. Hãy cùng Tierra Diamond khám phá rõ hơn về kim cương đỏ trong bài viết […]
Cùng được gọi là kim cương nhưng giữa kim cương nhân tạo và kim cương tự nhiên, đá giả kim cương có sự khác biệt rất lớn. Cùng Tierra Diamond tìm hiểu làm như thế nào để phân biệt chúng và biết được đâu là kim cương tự nhiên đúng chuẩn nhé! 1. Định nghĩa […]