Tierra

Các Loại Nhẫn Cầu Hôn

Ngày 23/06/2020

type-small-engagement.jpg

Một trong những bước quan trọng nhất khi mua nhẫn cầu hôn là xác định kiểu dáng nhẫn. Tierra Diamond có đủ các kiểu nhẫn cầu hôn từ Solitaire cổ điển đến nhẫn Tension hiện đại, đáp ứng mọi yêu cầu của bạn.

Nhẫn Solitaire

Nhẫn được gắn chấu theo kiểu Solitaire thường có một viên kim cương duy nhất đính đơn giản trên bốn hoặc sáu chấu. Solitaire là một trong những kiểu dáng nhẫn cầu hôn phổ biến nhất, hấp dẫn bởi sự thanh lịch, giản dị, và có giá trị vượt thời gian. Những chiếc nhẫn cầu hôn Solitaire có bề ngang nhỏ hơn sẽ làm cho viên kim cương trông lớn hơn và tôn lên vẻ đẹp của ngón tay nhỏ nhắn. Tuy nhiên, nhẫn có bề ngang rộng hơn sẽ đa dạng về kiểu bố trí kim cương hơn. Một số nhẫn Solitaire có vòng bảo vệ (hoặc vòng quấn) có tác dụng làm nổi bật viên kim cương ở trung tâm.

nhan-solitaire.jpg

Nhãn Kim cương Solitaire

Nhẫn Páve

Nhẫn cầu hôn Pavé được nạm những viên kim cương rất nhỏ dọc theo đai nhẫn tạo nên bề mặt kim cương rắn chắc. Các viên kim cương có thể được nạm xung quanh toàn bộ chiếc nhẫn hoặc dừng giữa chừng. Nhẫn cầu hôn Páve đính kim cương tấm, tinh tế và phức tạp hơn so với loại thông thường. Những viên kim cương nhỏ đến mức chúng dường như hòa quyện vào nhau và tạo ra ánh lửa rực sáng phi thường. Vành đai trên nhẫn Pavé có thể kéo dài trên toàn bộ đai nhẫn hoặc một nửa đai nhẫn. Viên kim cương đính ở trung tâm nhẫn cầu hôn thường là kim cương có giác cắt tròn hoặc hình vuông góc nhọn. Bệ đá trên nhẫn có thể là dạng chấu, dạng giỏ (basket) hoặc bezel.

Nhẫn Channel

Nhẫn cầu hôn Channel có kim cương ở mặt bên được gắn vào rãnh của vòng nhẫn, cố định bởi một dải kim loại mỏng mà không dùng bất cứ chấu nào. Những viên kim cương của nhẫn cầu hôn Channel được ráp khớp với vòng nhẫn, tạo nên độ chắc chắn hơn so với các kiểu dáng khác và ít bị mắc kẹt trên quần áo hơn. Chúng tôi có sẵn các loại nhẫn cầu hôn Channel bằng vàng và bạch kim với nhiều hình dạng và giác cắt khác nhau cho bạn lựa chọn. Khi chọn loại đá quý phù hợp với chiếc nhẫn cầu hôn Channel thì kim cương vuông (Princess) là phù hợp nhất vì các cạnh vuông sẽ giúp các viên kiêm cương dễ dàng được gắn sát nhau hơn.

Channel.jpg

Nhãn Kim cương Chanel

Nhẫn Sidestone

Nhẫn cầu hôn Sidestone là một chế tác hoàn hảo cho viên kim cương trung tâm và thường có hai hay nhiều viên kim cương nhỏ hơn đặt bên cạnh. Các viên kim cương bên cạnh làm tăng kích thước và độ rực rỡ cho viên kim cương trung tâm, giúp tổng thể của chiếc nhẫn cầu hôn trở nên ấn tượng và rạng rỡ hơn. Hầu hết các hình dạng kim cương đều được sử dụng làm trung tâm cho loại nhẫn cầu hôn Sidetone này, nhưng kim cương có giác cắt tròn Brilliant Cut hoặc giác cắt hình vuông góc nhọn Princesss thường được sử dụng nhất.

side-stone.jpg

Nhẫn Three-Stone

Nhẫn cầu hôn Three-Stone gồm một viên kim cương trung tâm đặt cạnh hai viên kim cương, làm nổi bật kích thước và độ rực rỡ của viên kim cương trung tâm. Viên kim cương trung tâm thường được đặt cao hơn để tạo độ sâu cho vòng nhẫn. Kim cương có giác cắt tròn hoặc hình vuông góc nhọn thường được dùng làm kim cương trung tâm cho loại nhẫn cầu hôn này. Nhẫn Threee-strone thường được thiết kế với phần bệ đá có chấu, kiểu vỏ hoặc kiểu bezel để tạo điểm nhấn trung tâm giữa vỏ nhẫn.

nhan-three-stone-tierra-diamond.jpg

Nhãn Kim cương Three Stone

Nhẫn Tension

Nhẫn cầu hôn Tension là một chế tác mang tính hiện đại, cố định viên kim cương trung tâm bằng lực vật lý như đúng tên gọi của nó mà không sử dụng bất kỳ chấu nào, tạo cảm giác viên kim cương như đang lơ lửng trong không trung. Nhẫn cầu hôn Tension là một trong những loại nhẫn an toàn nhất vì cả chiếc nhẫn cùng giữ cố định viên kim cương trung tâm, thậm chí còn giữ chặt hơn khi dùng chấu. Nhẫn cầu hôn Tension làm tôn vẻ đẹp của toàn bộ kim cương, chính vì vậy mà hình dạng và giác cắt kim cương cho loại nhẫn này là cực kỳ quan trọng. Kim cương có giác cắt tròn, hình vuông và Emerald là những lựa chọn phổ biến dung để chế tác nhẫn cầu hôn Tension.

tention.jpg

Nhãn Kim cương Tension

Nhẫn Halo

Nhẫn cầu hôn Halo gồm một viên kim cương trung tâm được bao bọc bởi những viên kim cương nhỏ và siêu nhỏ khác, làm nổi bật viên kim cương trung tâm và tăng thêm sự lấp lánh cho chiếc nhẫn. Nhẫn cầu hôn Halo truyền thống thực chất là một kiểu chế tác hiện đại hơn trên nhẫn Solitaire cổ điển, trong khi nhẫn cầu hôn Halo cổ điển lại tập trung vào các chi tiết là những viên kim cương siêu nhỏ và chấu bi dọc theo vòng nhẫn. Kim cương trung tâm của nhẫn cầu hôn Halo có đủ hình dạng và kích cỡ, thường là kim cương có giác cắt tròn, kim cương cắt Asscher, kim cương hình giọt nước (pear shape), và hình bầu dục (oval). Nhẫn cầu hôn kim cương Halo thường được đính đá quý màu như ngọc bích xanh dương hoặc hồng ngọc.

Halo.jpg

Nhãn Kim cương Halo

Nhẫn cổ điển (Vintage)

Nhẫn cầu hôn theo phong cách cổ điển mang đến vẻ đẹp và sự tinh xảo với các kỹ thuật thiết kế chắc chắn và bền bỉ của nhẫn đính hôn hiện đại. Thiết kế nhẫn cầu hôn theo phong cách cổ điển thường lấy cảm hứng từ các khoảng thời gian khác nhau và sử dụng kim cương với các đường cắt hiện đại, giúp tối đa hóa ánh lửa, độ rực rỡ, và tính phản chiếu ánh sáng. Tierra Diamond có các loại nhẫn cầu hôn cổ điển bằng vàng vàng, vàng trắng và vàng hồng. Hầu hết các giác cắt kim cương đều có thể được sử dụng làm đá trung tâm cho nhẫn cổ điển với các chế tác thường gặp như prong setting, basket setting, hoặc bezel setting.

nhan-vintage-tierra-diamond.jpg

Nhãn Kim cương phong cách Vintage

Cách chọn kiểu chấu phù hợp

Ngày 23/06/2020

Một chiếc nhẫn cầu hôn ý nghĩa phải nói lên được tính cách của người đeo nó. Dưới đây là một số bí quyết để bạn chọn được chiếc nhẫn như vậy:

Chấu kim cương Solitaire với một viên kim cương duy nhất toả sáng và nổi bật ở vị trí trung tâm phù hợp với phụ nữ đơn giản và tinh tế. Chấu Pave Setting với dải kim cương nối liền thích hợp với phụ nữ yêu thích các loại trang sức lấp lánh. Trong khi đó, chấu kim cương Vintage với nét chạm khắc tinh tế sẽ thu hút những quý cô yêu mến sự xưa cũ và hoài niệm. Nhẫn sử dụng chấu theo phong cách Sidestone mang lại cảm giác hiện đại, thích hợp với các quý cô yêu thích màu sắc. Chấu Tension thích hợp với các quý cô có phong cách hiện đại. Lưu ý rằng sau này bạn còn phải chọn nhẫn cưới có phong cách và chất liệu phù hợp với nhẫn cầu hôn hiện tại, nên bạn phải cân nhắc đến cả chiều rộng của chiếc nhẫn. Phụ nữ có bàn tay nhỏ nhắn nên mang nhẫn có bề ngang hẹp, và ngược lại.

Prong 

Prong Setting là kỹ thuật chấu kim cương truyền thống nhất, với viên kim cương được cố định bằng 4 hoặc 6 chấu, làm giảm thiểu lượng kim loại bọc quanh kim cương (vàng hoặc bạch kim) và tăng ánh chiếu vào viên kim cương, giúp viên kim cương trở nên rực rỡ hơn.

prong.jpg

Bezel 

Bezel Setting là kiểu chấu đơn giản và có độ bền cao, với các cạnh của viên kim cương được bao quanh bằng một khung kim loại (vàng hoặc bạch kim) tinh xảo giúp cố định viên kim cương ở đúng vị trí, tạo cảm giác viên kim cương trông lớn hơn. Chấu Bezel rất linh hoạt vì nó có thể tương thích với mọi hình dạng kim cương.

Bezel.jpg

Tension

Tension Setting là phương pháp chấu kim cương hiện đại và bắt mắt, với duy nhất một viên kim cương được đặt trên nhẫn và “ép” vào một rãnh nhỏ giữa hai giá đỡ. Các giá đỡ được làm bằng kim loại quý có độ cứng đặc biệt để giữ viên kim cương mà không cần chấu, đảm bảo an toàn và chắc chắn nhất có thể.

tention.jpg

Channel

Chấu Channel được yêu thích vì độ rực rỡ và độ bền theo thời gian. Những viên kim cương nhỏ (thường là hình tròn hoặc hình vuông góc nhọn) được đặt sâu giữa hai vách đứng tạo ra một rãnh chứa kim cương. Những viên kim cương nhỏ được đính chặt vào kim loại, rất khó rơi ra. Chính vì vậy chấu Channel là một lựa chọn thích hợp đối với những người thường xuyên lao động tay chân.

Channel.jpg

Twist 

Chấu Twist đang ngày càng trở nên phổ biến khi được các cặp đôi ưu tiên chọn lựa. Trong chấu này, vòng kim loại được định hình và xoắn ốc để tạo hiệu ứng lan tỏa, tạo nên dáng vẻ độc đáo, cầu kỳ, và tinh tế.

TWIS.jpg

Bar

Chấu Bar trông bắt mắt và hiện đại, gồm hai thanh kim loại giữ viên kim cương cố định, vừa tôn lên được vẻ đẹp của viên kim cương trung tâm, vừa thu hút ánh sáng và do đó làm tăng độ rực rỡ của kim cương.

bar.jpg

Chọn Ni Nhẫn

Ngày 23/06/2020

Nhẫn cầu hôn hoặc nhẫn cưới phải vừa vặn thoải mái - không quá chật nhưng cũng không quá lỏng lẻo, vừa đủ rộng để trượt qua các đốt ngón tay nhưng cũng vừa đủ chặt để không bị rơi ra. Để xác định kích thước nhẫn, bạn có thể sử dụng bảng tra cứu cỡ nhẫn của Tierra Diamond hoặc yêu cầu một bộ định cỡ nhẫn bằng nhựa tại showroom của chùng tôi. Tham khảo các mẹo đo kích thước ngón tay dưới đây để tìm ra chiếc nhẫn vừa vặn nhất.

Mẹo để tìm kích thước nhẫn chính xác nhất

Đo ngón tay của bạn vào cuối ngày

Kích thước ngón tay của bạn thay đổi tùy thuộc vào thời tiết và thời gian trong ngày. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên đo kích thước ngón tay vào cuối ngày, khi ngón tay của bạn ấm lên, vì sáng sớm, các ngón tay thường bị lạnh và do đó kích thước bị thu nhỏ lại.

Đo nhiều lần

Để hạn chế những sai sót trong quá trình đo đạc và tính toán, bạn nên đo ngón tay của mình nhiều lần và chọn ra giá trị đúng nhất.

Đo ngón tay bằng cách nào nếu bạn muốn mua nhẫn làm quà bất ngờ?

    Tuy nhiên cũng đừng quá lo lắng về việc chọn sai kích thước nhẫn vì bạn được quyền thay đổi kích thước nhẫn miễn phí thay đổi kích thước khi mua hàng tại Tierra Diamond. Để biết thêm thông tin về định cỡ nhẫn, vui lòng liên hệ với dịch vụ chăm sóc khách hàng, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7.

    Chọn Kim Loại

    Ngày 23/06/2020

    Chọn kim loại phù hợp cho nhẫn cầu hôn là công đoạn quan trọng của quy trình thiết kế nhẫn. Việc thấu hiểu về các loại kim loại khác nhau dùng để chế tạo nhẫn cầu hôn sẽ giúp quá trình chọn nhẫn của bạn trở nên đơn giản hơn. Lựa chọn các chất liệu vàng trắng, vàng vàng hoặc vàng hồng cũng quan trọng không kém việc chọn nhẫn phù hợp với sở thích cá nhân và ngân sách. Để đưa ra quyết định cuối cùng, bạn cần nắm qua các đặc điểm của mỗi loại vật liệu khác nhau.

    15-5-5.jpg

    Nhẫn cầu hôn vàng trắng

    Vàng trắng thường được pha với niken, bạc và/hoặc palađi để tạo nên màu trắng và thường được mạ rhodium, một kim loại màu trắng sáng bóng, cùng họ với bạch kim để tạo cho nó vẻ ngoài trắng sáng hơn và tránh bị mất màu.  Vàng cũng có một số tên gọi theo tỷ lệ vàng được pha như 10k, 14k, 18k. Vàng trắng có vẻ ngoài tổng thể giống với bạch kim nhưng giá cả phải chăng hơn, giúp tôn lên vẻ đẹp của kim cương có nước D-I và làm tăng độ sáng, độ lấp lánh của viên đá.

    Mặc dù vàng trắng không bị xỉn màu, nhưng nó có thể bị ngả vàng theo thời gian do hàm lượng vàng lên đến 75%, tuy nhiên với công thức sản xuất vượt trôi, Tierra cam kết sản phẩm vàng trắng 750 của Tierra có độ bền màu cao. Trong trường hợp nhẫn của bạn phai màu. Lúc này, chỉ cần mạ một lớp rhodium lên là sẽ khôi phục được vẻ đẹp nguyên bản của vàng trắng.

    vang-trang-tierra-diamond.jpg

    Bảo quản trang sức vàng trắng

    Mặc dù vàng trắng có thể được phục hồi khi bị xỉn màu, nhưng cũng nên có biện pháp bảo quản để trang sức của bạn lúc nào cũng trông đẹp như mới. Để giữ cho vàng trắng sáng bóng và không bị trầy xước, bạn nên cất vào trong túi vải mềm hoặc hộp trang sức lót vải, làm sạch bằng xà phòng nhẹ và nước ấm, sử dụng bàn chải mềm (như bàn chải đánh răng) để chà và lau khô bằng vải mềm, không có xơ, tuyệt đối không được dùng khăn giấy khô để lau.

    Nhẫn cầu hôn vàng

    Vàng màu vàng là một trong những loại vàng phổ biến nhất, một phần vì vàng có màu vàng ở trạng thái tự nhiên. Vàng được sử dụng trong đồ trang sức thường được pha với bạc và đồng; màu sắc của nó phụ thuộc vào lượng vàng nguyên chất trong hợp kim. Ưu điểm của vàng là không bị ăn mòn, xỉn màu, hay rỉ sét nên được sử dụng lâu dài. Vàng thật rất cứng nhưng vẫn “linh hoạt” hơn các kim loại quý khác.

    Vàng nguyên chất, được gọi là vàng 24k không thể dùng làm đồ trang sức vì không đủ độ cứng. Số karat càng cao, độ cứng càng thấp. Chính vì vậy vàng 18K (hợp kim gồm 75% vàng và 25% kim loại khác) cùng với vàng 14K (58,3% vàng) thường được dùng làm đồ trang sức vì có độ cứng vượt trội. Vàng 10K được tạo thành từ 41,7% vàng là lượng karats tối thiểu để đủ kiện phân loại vàng thật ở Hoa Kỳ.

    Đồ trang sức bằng vàng thật có “dấu karat” gọi là tem “k”, hoặc quy ước 03 chữ số thể hiện hàm lượng vàng, ví dụ: vàng 75% ghi là 750. Theo luật pháp Việt Nam, tất cả các mặt hàng bằng vàng phải được đóng dấu với nhãn hiệu của nhà sản xuất, nước xuất xứ, hàm lượng vàng để đảm bảo tính xác thực của vàng.

    vang-vang-tierra-diamond.jpg

    Bảo quản trang sức vàng vàng

    Mặc dù vàng có thể được phục hồi khi bị xỉn màu, nhưng cũng nên có biện pháp bảo quản để trang sức của bạn lúc nào cũng trông đẹp như mới. Để giữ cho vàng sáng bóng và không bị trầy xước, bạn nên cất vào trong túi vải mềm hoặc hộp trang sức lót vải, làm sạch bằng xà phòng nhẹ và nước ấm, sử dụng bàn chải mềm (như bàn chải đánh răng) và lau khô bằng vải mềm, không có xơ, tuyệt đối không được dùng khăn giấy khô để lau. xơ, không bao giờ dùng khăn giấy để làm khô đồ trang sức.

    Nhẫn cầu hôn bạch kim

    Bạch kim là kim loại quý hiếm và giá trị, được tìm thấy với số lượng hạn chế ở một số khu vực trên thế giới. Sản lượng bạch kim hàng năm trên toàn thế giới vào khoảng 160 tấn, trong khi sản lượng vàng lên đến 1.500 tấn. Đây là lý do tại sao bạch kim luôn đắt hơn các kim loại quý khác.

    Bạch kim ngày càng trở nên phổ biến trong những năm gần đây nhờ vẻ đẹp kiêu sa và độ bền đáng kinh ngạc. Sự lộng lẫy cũng như màu sắc và độ sáng của bạch kim khiến nhiều người chọn làm nhẫn cầu hôn, nhằm tôn lên sự lấp lánh và độ rực rỡ của viên kim cương đính trên nhẫn. Một điểm cộng tuyệt vời cho bạch kim có độ tinh khiết 90-95% là rất hiếm khi gây ra dị ứng cho da, thích hợp với những người bị chứng dị ứng kim loại.

    Bạch kim có độ cứng vượt xa các kim loại quý khác và có thể chịu được nhiều tác động từ bên ngoài. Đây cũng là kim loại trắng tự nhiên giữ được ánh sáng trắng một cách tự nhiên mà không cần pha với bất kỳ hợp chất nào như vàng trắng, cũng không bị ngả màu theo thời gian. Hầu hết các trang sức bạch kim cao cấp sử dụng 95% bạch kim pha với 5% hợp kim gồm iridium, palladi, và ruthenium để tăng thêm độ cứng cho bạch kim. Tại Hoa Kỳ, mỗi món trang sức bạch kim được bán phải có dán tem độ tinh khiết. "950 Plat" biểu thị độ tinh khiết 95% và "900 Plat" biểu thị độ tinh khiết 90%. Ở Hoa Kỳ, bạch kim thấp hơn 90% bạch kim nguyên chất không được bán dưới dạng trang sức “bạch kim”.

    platinum.jpg

    Bảo quản nhẫn đính hôn bạch kim

    Để duy trì vẻ bề ngoài lấp lánh của bạch kim, bạn chỉ cần ngâm đồ trang sức trong dung dịch xà phòng nhẹ và nước ấm, chà nhẹ bằng bàn chải lông mềm, sau đó lau khô bằng vải mềm, không có xơ, tuyệt đối không được dùng khăn giấy khô để lau. Để giữ cho bạch kim sáng bóng và không bị trầy xước, bạn nên cất vào trong túi vải mềm hoặc hộp trang sức lót vải. Trang sức bạch kim được sử dụng hàng ngày có thể xuất hiện lớp bóng nhẹ và bạn hoàn toàn có thể phục hồi lại độ sáng bóng ban đầu một cách dễ dàng.

    Nhẫn cầu hôn vàng hồng

    Vàng hồng là một hợp kim của vàng và đồng thường được sử dụng cho đồ trang sức chuyên dụng và được ưa chuộng vì có màu đỏ ấm áp. Vàng hồng còn được gọi là vàng đỏ và vàng hồng, hoặc vàng Nga do kim loại này phổ biến ở Nga vào đầu thế kỷ 19. Sự khác biệt giữa vàng đỏ, vàng hồng đỏ, và vàng hồng chính là ở hàm lượng đồng trong mỗi hợp kim.

    Lượng đồng trong vàng càng cao, màu đỏ càng rõ nét. Vàng nguyên chất có màu vàng đậm và đồng nguyên chất có màu đỏ. Màu của vàng hồng nằm ở giữa hai màu này, tùy thuộc vào các thành phần riêng lẻ của nó. Thông thường một hợp kim vàng hồng bao gồm 75% vàng và 25% đồng theo khối lượng.

    vang-hong-tierra-diamond.jpg

    Bảo quản trang sức vàng hồng

    Mặc dù vàng hồng có thể được phục hồi khi bị xỉn màu, nhưng cũng nên có biện pháp bảo quản để trang sức của bạn lúc nào cũng trông đẹp như mới. Để giữ cho vàng hồng sáng bóng và không bị trầy xước, bạn nên cất vào trong túi vải mềm hoặc hộp trang sức lót vải, làm sạch bằng xà phòng nhẹ và nước ấm, sử dụng bàn chải mềm (như bàn chải đánh răng) và lau khô bằng vải mềm, không có xơ, tuyệt đối không được dùng khăn giấy khô để lau.

    Ngân sách

    Ngày 23/06/2020

    Mua nhẫn cầu hôn phù hợp với ngân sách

    Cảm giác khi chọn mua một chiếc nhẫn cầu hôn chắc sẽ khiến không ít nam nhân bồi hồi và rung động. Tại Tierra Diamond, chúng tôi luôn có những chiếc nhẫn phù hợp với ngân sách của bạn ngay cả khi bạn mua tại cửa hàng hay mua trực tuyến tại nhà. Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản về cách mua nhẫn cầu hôn theo ngân sách:

    ngan sach 2.jpg

    Giấy chứng nhận kim cương không phải là tất cả

    Nếu bạn chọn kim cương chỉ dựa trên chứng chỉ, bạn có thể sẽ phải trả giá cao hơn. Mặc dù chứng chỉ cũng là một công cụ hữu ích dùng để xác thực kim cương và cung cấp các thông số kỹ thuật cơ bản của một loại đá cụ thể, nhưng vẫn chưa đủ để nói lên hết được vẻ đẹp và giá trị thực sự của một viên kim cương. Hai viên kim cương khác nhau có thể có cùng đặc điểm trên một chứng chỉ kim cương, nhưng có giá khác nhau, và bạn sẽ không biết lý do tại sao nếu chỉ dựa vào chứng chỉ.

    Tại Tierra Diamond, bạn có thể tận mắt quan sát từng viên kim cương được phóng to bằng Công nghệ hiển thị kim cương, cho bạn thấy chính xác viên kim cương thực sự trông như thế nào trên thực tế, kể cả các tỳ vết bên trong và độ lấp lánh bên ngoài. Điều này giúp bạn tự tin hơn với lựa chọn của mình và tìm được viên kim cương phù hợp với túi tiền.

    Giác cắt và hình dạng kim cương mới là quan trọng nhất

    Giác cắt đề cập đến tỷ lệ và các mặt của kim cương. Hình dạng là dạng hình học tổng thể của viên đá (ví dụ: tròn, vuông, bầu dục). Giác cắt và hình dạng ảnh hưởng đến nhiều diện mạo tổng thể và giá cả của kim cương. Tuy nhiên, giác cắt được phân loại còn hình dạng thì không. Các chuyên gia cho biết giác cắt là tiêu chí quan trọng nhất khi chọn mua một viên kim cương, vì nó quyết định đến độ lấp lánh và rực rỡ của kim cương. Chính vì vậy, nếu có thể, hãy chọn mua viên kim cương có giác cắt hoàn hảo nhất cho mình.

    Hình dạng kim cương là lựa chọn phụ thuộc nhiều vào cảm tính cá nhân, bạn chỉ việc chọn hình dạng mà mình yêu thích nhất. Việc xác định được giác cắt và hình dạng kim cương sẽ dễ dàng hơn cho việc chọn nhẫn rất nhiều, và giúp bạn tiết kiệm chi phí vì bạn sẽ không có xu hướng thay đổi hoặc nâng cấp trang sức khi đã có cho mình một lựa chọn vừa ý nhất.

    Chọn kim cương có độ tinh khiết và màu sắc hài hoà với nhau để che đi các khuyết điểm khi nhìn bằng mắt thường

    Khi nói đến kim cương trắng, hầu hết người tiêu dùng không nhận ra được sự khác biệt giữa kim cương có độ tinh khiết rất cao (như VVS1) và những viên kim cương có độ tinh khiết thấp (từ SI1 trở xuống). Ví dụ, đối với những kim cương có độ tinh khiết SI1, các tỳ vết chỉ được nhìn thấy dưới độ phóng đại 10 lần, mặc dù giá giữa kim cương VVS1 và kim cương SI1 chệnh lệch rất đáng kể.

    Hãy nhớ rằng một số giác cắt kim cương như giác cắt tròn có thể che đi các khuyết điểm rất tốt. Vì vậy, nếu bạn có một ngân sách vừa đủ, không nhất thiết phải mua một viên kim cương hoàn hảo về mọi mặt. Một viên kim cương có độ tinh khiết thấp hơn nhưng có các tỳ vết khó nhìn thấy được bằng mắt thường có lẽ cũng là một lựa chọn xứng đáng.

    Chọn màu kim cương cũng vậy. Viện Đá quý Hoa Kỳ (GIA), Hội Đồng Kim Cương Bỉ (HRD) và Viện Đá quý Quốc tế (IGI) xếp màu kim cương theo cấp độ từ D (không màu, và giá trị nhất) đến Z (hơi ngả vàng, giá trị thấp nhất).

    Kim cương nước D hoặc nước F (không màu) thường có giá gấp đôi so với một viên kim cương nước I (gần như không màu) trong khi cả hai đều có cùng giác cắt và ít ai có thể nhận thấy sự khác biệt giữa hai loại này. Vì vậy, bạn không cần phải mua một viên kim cương có xếp loại màu cao nhất, chỉ cần mắt bạn thấy đẹp và hài hoà là được.

    Đánh bóng vừa phải là quá đủ

    Đánh bóng kim cương đề cập đến sự mịn màng của bề mặt bên ngoài viên đá. Khi nói đến đánh bóng kim cương, một mức đánh bóng vừa phải là quá đủ cho hầu hết mọi trường hợp. Người tiêu dùng thường không thể phân biệt được sự khác biệt giữa một viên kim cương được đánh bóng tốt và một viên kim cương được đánh bóng xuất sắc.

    Vàng trắng là sự thay thế tuyệt vời cho bạch kim

    Mặc dù bạch kim là kim loại được đánh giá cao khi chọn làm nguyên liệu cho vỏ nhẫn, nhưng giá thành của bạch kim lại rất đắc đỏ. Chính vì thế, vàng trắng là sự thay thế tuyệt vời cho bạch kim khi có thể đáp ứng được cả về mặt thẫm mỹ theo yêu cầu lẫn khả năng chi trả của người mua. Vàng trắng có vẻ ngoài hấp dẫn và một lớp vỏ màu trắng/xám giống hệt bạch kim. Vàng trắng cũng rất bền, có hệ số chống trầy xước cao và có khả năng thu hút sự chú ý đến độ rực rỡ

    Tại Tierra Diamond, tất cả hình ảnh kim cương của chúng tôi đều được hiển thị bằng công nghệ hiển thị kim cương tuyệt đẹp, giúp bạn kiểm soát quá trình mua hàng và tự tin hơn khi biết mình tìm được viên kim cương tốt nhất phù hợp với túi tiền.

    Cách chọn nhẫn cầu hôn

    Ngày 23/06/2020

    Nhẫn cầu hôn kim cương đại diện cho tình yêu và sự cam kết, là minh chứng cho tình yêu bạn dành cho cô dâu tương lai của mình. Khi chọn mua một chiếc nhẫn cầu hôn kim cương thiên nhiên, bạn cần lưu ý một số chi tiết sau.

    cach chon nhan cau hon.jpg

    Khái niệm chất lượng kim cương 4C

    Giá trị kim cương được đánh giá dựa trên tiêu chuẩn 4C: giác cắt, màu sắc, độ tinh khiết, và trọng lượng. Hãy đọc kỹ các kiến thức về kim cương, cũng như "Cách chọn kim cương hoàn hảo" để tìm hiểu chi tiết về từng thuộc tính và loại kim cương nào mang lại giá trị tốt nhất phù hợp với ngân sách của bạn.

    Ngoài 4 chữ C nói trên thì hình dạng kiểu cắt (ví dụ: hình tròn, hình quả lê, hình hạt thóc, hình bầu dục, hình trái tim…), độ rực rỡ, độ phân tán, và độ tán sắc cũng là những yếu tố quan trọng tạo nên giá trị của một viên kim cương.

    Trước khi chọn nhẫn, hãy xác định kim loại bạn mong muốn

    Nhẫn cầu hôn thường được làm bằng một trong ba kim loại: vàng trắng, vàng vàng và vàng hồng. Vàng trắng thường được pha với niken, bạc và/hoặc palađi để tạo nên màu trắng và thường được mạ rhodium, một kim loại màu trắng sáng bóng, cùng họ với bạch kim để tạo cho nó vẻ ngoài trắng sáng hơn và tránh bị mất màu. Mặc dù vàng trắng không bị xỉn màu, nhưng nó có thể bị ngả vàng theo thời gian do hàm lượng vàng lên đến 75%. Tuy nhiên, tại Tierra bạn sẽ hoàn toàn yên tâm về độ bề màu của vàng.

    chon-kim-loai.jpg

    Các loại vàng có tại Tierra Diamond

    Chất liệu Vàng-Vàng được chia làm nhiều tên gọi khác nhau:

    - Vàng ta: là loại vàng gần như nguyên chất với tỷ lệ vàng 99.99%. Mềm và khó gia công trang sức

    - Vàng tây: được chia làm nhiều loại, thông thường sẽ là vàng 10k (41.6%), vàng 14k (58.3%), vàng 18k (75%). Đặc biệt vì có thêm các hợp kim khác, nên có đặc tính cứng hơn, dễ gia công các sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo. 

    Vàng Hồng được tạo nên do sự kết hợp giữa vàng nguyên chất và tỷ lệ kim loại đồng, chính đồng là kim loại đã làm nên màu sắc hồng đồng. Vàng Hồng cũng được chia thành nhiều loại khác nhau như vàng hồng 18k, 14k, 10k... Vàng Hồng có sức hút rất lớn với thị trường trang sức, vàng hồng cũng là một loại vàng tây có giá trị kinh tế và thẩm mỹ rất lớn.

    Tiếp theo, khéo léo chọn loại chấu phù hợp

    Nên chọn nhẫn cầu hôn có kiểu dáng phù hợp với tính cách của người sẽ đeo nó. Để tìm hiểu thêm về các thiết lập kim cương (các loại chấu) và kiểu dáng của nhẫn, hãy tham khảo trang kiến thức kim cương của chúng tôi.

    Một khi bạn đã chọn được kiểu dáng của nhẫn và của kim cương, Tierra Diamond sẽ thiết kế nên chiếc nhẫn cầu hôn hoàn hảo theo mong muốn của bạn, giúp bạn có một màn cầu hôn trọn vẹn với cô dâu tương lai của mình.

    xac-dinh-kim-loai.jpg

    Nghệ nhân Tierra kiểm tra chấu trong quá trình gia công nhẫn Kim cương

    Giấy chứng nhận đánh giá

    Khi mua nhẫn cầu hôn kim cương, bạn sẽ nhận được chứng chỉ xác thực có tác dụng xác nhận giá trị chiếc nhẫn cầu hôn của bạn. Hầu hết các chứng chỉ được cấp bởi Hiệp hội Đá quý Hoa Kỳ (A.G.S.) hoặc Viện Đá quý Hoa Kỳ (G.I.A.), hai trong số các tổ chức chứng nhận được chấp nhận rộng rãi nhất trong ngành kim cương. Tất cả kim cương của Tierra Diamond đều có chứng nhận thẩm định. Không nên mua kim cương nếu không có giấy chứng nhận từ tổ chức uy tín.

    Chính sách bảo hành

    Mỗi cửa hàng trang sức sẽ có chính sách bảo hành khác nhau cho các sản phẩm trang sức kim cương thiên nhiên của bạn, chẳng hạn như hoàn tiền trong một khoảng thời gian nhất định hay bảo hành trọn đời. Nên tìm hiểu kỹ về sản phẩm bạn chọn mua và các chính sách trước khi mua hàng.

    chinh-sach-bao-hanh.jpg

    Sổ bảo hành Tierra Diamond

    Sản xuất nhẫn kim cương thiên nhiên

    Ngày 23/06/2020

    Chế tạo mô hình

    Trước khi sản xuất trang sức phải chế tạo mô hình. Có 2 cách chủ yếu để xây dựng mô hình: bằng tay và bằng máy tính.

    cach chon nhan cau hon.jpg

    1. Bằng tay: Những người thợ lành nghề sẽ chạm khắc một thiết kế bằng sáp hoặc kết hợp nhiều nguyên tố kim loại lại với nhau để tạo ra một mô hình tổng thể.

    2. Bằng máy tính (CAD): Các nhà thiết kế sử dụng các chương trình đặc biệt để xây dựng hình ảnh và tạo ra các chi tiết nhỏ nhất.

    photo_2020-06-23_11-51-41.jpg

    Làm khuôn và đúc

    Sau khi chế tạo mô hình, người ta tiến hành đúc khuôn mẫu. Việc chế tạo khuôn giúp sản xuất hàng loạt các mô hình giống nhau bằng bất kỳ kim loại nào một cách dễ dàng.

    Để tạo mô hình đúc, người ta bơm sáp nóng dưới áp suất cao vào khuôn, sau đó loại bỏ đi trong quá trình làm lạnh. Sáp được nhóm lại với nhau trên cây sáp với các kiểu khác để được đúc trong cùng một kim loại và màu sắc. Cho cây sáp vào một khuôn mẫu, sau đó đổ thạch cao vào. Các khuôn này được nung qua đêm, sáp nóng chảy tạo thành khoang trống của những chiếc nhẫn.

    Engagement-Ring-Mold-Process.jpg Engagement-Rings-Wax-in-Molding.jpg

    Engagement-Ring-Molding-Process.jpg Heating-in-Engagement-Ring-Mold-Process.jpg

    Chế tạo trang sức kim cương thiên nhiên

    Khi chế tạo một kiểu nhẫn, các thành phần kim loại khác nhau được sắp xếp theo các thông số kỹ thuật của chiếc nhẫn đã được yêu cầu. Những thành phần này được ghép lại với nhau và cắt theo đúng kích thước, thậm chí được hàn laze để phù hợp với kích thước ngón tay và viên kim cương trung tâm.

    Sau đó các chiếc nhẫn được đánh bóng để thiết lập đính đá. Kim cương và đá quý được chọn theo thông số kỹ thuật của kiểu dáng, chính xác đến từng ly. Màu sắc, độ trong suốt, và giác cắt của từng viên kim cương hoặc đá quý trung tâm phải được kiểm tra kỹ càng.

    Các vòng bi được cắt bằng kim loại, sử dụng đầu khoan đặc biệt trong hình dạng thực tế của kim cương. Mỗi viên đá được đặt vào ổ đỡ của nó và được cố định bằng kim loại xung quanh theo nhiều phương pháp khác nhau.

    lam nhan 1.jpg lam nhan 2.jpg

    Đánh bóng và hoàn thiện

    Sau khi lắp ráp chiếc nhẫn và đặt viên kim cương lên đúng vị trí của nó cũng là lúc hoàn thành tác phẩm. Sử dụng các loại bàn chải đánh bóng có nhiều kích thước và hình dạng khác nhau sẽ giúp tiếp cận đến mọi bộ phận của trang sức, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Bước đánh bóng cuối cùng được gọi là mài bóng, giúp nhẫn trở nên mịn màng, chất lượng hơn.

    Vì vàng trắng không phải là vàng có màu trắng tinh khiết, nên cần phải tiến hành mạ bằng cách gắn các điện cực vào chiếc nhẫn, sau đó nhúng vào dung dịch rhodium. Rhodium là một kim loại màu trắng tinh khiết.

    Engagement-Ring-Polishing-Process.jpg Engagement-Ring-Buffing-and-Polishing-Heads.jpg

    Engagement-Ring-Lapping-Process.jpg White-Gold-Rhodium-Plating-Process.jpg

    X

    x