Đá CZ và kim cương là hai lựa chọn phổ biến trong chế tác trang sức hiện nay. Vậy đá CZ và kim cương có gì khác nhau và làm cách nào để nhận biết hai loại đá này? Trong bài viết dưới đây, Tierra sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này!
1. Đá CZ và kim cương có gì khác nhau?
1.1. Nguồn gốc và thành phần hóa học
Kim cương thiên nhiên là loại đá quý được hình thành ở nhiệt độ cao và áp lực xảy ra trong lớp vỏ Trái Đất. Cấu tạo của kim cương thiên nhiên là những nguyên tử Carbon kết tinh, trải qua hàng trăm triệu năm dưới sức nóng (khoảng 1.250 °C) và áp suất cao (40-60 atm) ở độ sâu 150-200 km.
Trái ngược với kim cương được hình thành trong tự nhiên thì đá Cubic Zirconia (đá CZ) được chế tạo tại phòng thí nghiệm. Đá CZ được tìm ra lần đầu vào năm 1937 tại Viện Lebedev bằng cách đun nóng bột zirconium và zirconium dioxide ở nhiệt độ lên đến 4,982ºF (2750 ºC). Tuy nhiên, phát hiện này nhanh chóng bị chìm vào quên lãng. Mãi đến năm 1960, các nhà khoa học lần nữa “hồi sinh” đá Cubic Zirconia khi nhận ra những đặc tính tương tự kim cương thiên nhiên của loại đá này. Từ năm 1977 đến nay, đá CZ vẫn là là lựa chọn của nhiều người khi tìm mua trang sức lộng lẫy với chi phí phù hợp.
Đá CZ và kim cương có nguồn gốc và thành phần hóa học khác nhau
1.2. Độ cứng
Cả đá CZ và kim cương đều sở hữu độ cứng rất cao theo thước đo của Mohs. Kim cương thiên nhiên là loại đá quý cứng nhất thế giới với 10 điểm tuyệt đối. Trong khi đó, đá Cubic Zirconia có độ cứng kém hơn kim cương với 8,5 điểm. Dù vậy, đá CZ vẫn có độ bền cao hơn nhiều loại đá quý khác như đá thạch anh, đá hổ phách, đá abatic,…
Đá CZ và kim cương đều có độ cứng cao
1.3. Độ tinh khiết
Độ tinh khiết của kim cương thiên nhiên được phân thành các cấp độ khác nhau, từ cao nhất là Flawless đến Included. Kim cương Flawless có giá trị cao nhất bởi vẻ ngoài hoàn hảo, rất ít tạp chất bên trong và tỳ vết bên ngoài. Trong khi đó, đá Cubic Zirconia được chế tạo trong phòng thí nghiệm nên sở hữu độ tinh khiết hoàn hảo không chứa bất kỳ tạp chất nào.
Độ tinh khiết của đá CZ và kim cương góp phần tạo nên vẻ ngoài hoàn hảo của trang sức
1.4. Lửa và độ lấp lánh
Đá Cubic Zirconia có độ tán sắc cao hơn kim cương vậy nên có thể dễ dàng bẻ cong ánh sáng và tạo nên những tia lửa ánh cầu vồng đẹp mắt. Tuy nhiên, ánh lửa của đá CZ khá hỗn tạp, không sắc nét như kim cương.
Độ tán sắc của đá CZ và kim cương rất cao mang đến vẻ lấp lánh từ mọi góc nhìn
2. Cách nhận biết đá CZ và kim cương
Đá CZ và kim cương sở hữu nhiều đặc điểm tương đồng mà mắt thường khó phân biệt được. Bạn có thể đến các cửa hàng trang sức uy tín để được nhân viên chuyên nghiệp tư vấn sự khác biệt dựa trên các đặc tính vật lý như độ cứng, độ tinh khiết hoặc độ tán sắc. Ngoài ra, bạn cũng có thể phân biệt đá CZ và kim cương dựa trên Carat. Thông thường, đá CZ sẽ nặng hơn kim cương dù có cùng trọng lượng carat.
Bạn có thể nhận biết đá CZ và kim cương thông qua Carat
Trên đây là những thông tin về sự khác biệt giữa đá CZ và kim cương. Sở hữu nét rực rỡ và lấp lánh tương đồng nhau, đá CZ và kim cương đều là lựa chọn lý tưởng cho món trang sức của bạn. Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ bán trang sức đá CZ và kim cương uy tín, chất lượng thì Tierra Diamond là điểm đến hoàn hảo.
Tại Tierra, chúng tôi cung cấp đa dạng lựa chọn cho khách hàng với trang sức kim cương thiên nhiên và đá CZ kết hợp cùng những chất liệu cao cấp như vàng 14K, vàng 18K và bạch kim. Với quy trình tư vấn 1:1 cùng dịch vụ thiết kế riêng, Tierra đảm bảo mang đến những sản phẩm đạt đến độ hoàn hảo tuyệt đối, thể hiện cá tính và gu thẩm mỹ của người đeo.