Sở hữu ngay tài khoản riêng cho mình để dễ dàng xem, thêm các món trang sức yêu thích vào giỏ hàng, thanh toán nhanh chóng cùng nhiều trải nghiệm thú vị khác.
Ngọc phỉ thúy là gì? 4 điều tuyệt vời về “Vua của các loại ngọc” bạn cần biết
Khi nói đến trang sức truyền thống, không thể không nhắc tới ngọc phỉ thúy – biểu tượng của sự cao quý và tinh tế hơn 2000 năm. Ngọc phỉ thúy được xem là linh khi của các loại ngọc, từ lâu đã được xem như một báu vật mang ý nghĩa tâm linh. Việc […]
Khi nói đến trang sức truyền thống, không thể không nhắc tới ngọc phỉ thúy – biểu tượng của sự cao quý và tinh tế hơn 2000 năm. Ngọc phỉ thúy được xem là linh khi của các loại ngọc, từ lâu đã được xem như một báu vật mang ý nghĩa tâm linh. Việc đeo ngọc không chỉ thể hiện sự kết nối sâu sắc với người đeo mà còn mang lại những giá trị tích cực. Trong bài viết này, Tierra sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về công dụng, phân loại, giá trị, cách đeo đúng chuẩn, và những điều cần tránh khi sử dụng ngọc phỉ thúy.
Ngọc Phỉ Thúy tên tiếng anh là Jadeite hay được giới mộ điệu gọi là “Vua của các loại ngọc”, được biết đến như loại ngọc cao quý và đắt giá nhất, nhờ vẻ đẹp vượt thời gian. Loại ngọc này có nhiều màu sắc phong phú như xanh lục, đỏ, trắng, vàng, tím và đen. Trong đó, Phỉ Thúy màu xanh lục thường được săn đón nhất, đặc biệt là những viên có độ trong suốt cao. Màu sắc của ngọc được hình thành do sự hiện diện của các nguyên tố như crom, sắt hoặc mangan.
Hình thành ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cao trong đá biến chất
Nguồn khai thác chính
Myanmar (Burma), Guatemala, Nga, Nhật Bản
Tính chất đặc biệt
– Rất bền, khó vỡ. Màu sắc thay đổi nhờ các tạp chất như Cr, Fe, Mn
2. Nguồn gốc và lịch sử ngọc phỉ thúy
Lịch sử hình thành
Tên gọi “Ngọc Phỉ Thúy” xuất phát từ hình ảnh loài chim Phỉ Thúy – một biểu tượng của sự thanh nhã và cao quý. Lông chim đực có màu đỏ rực rỡ, trong khi lông chim cái mang sắc xanh lục mát mẻ, tương đồng với hai gam màu chủ đạo của ngọc Phỉ Thúy. Loại ngọc này còn được gọi là “ngọc Miến Điện” do nguồn gốc xuất xứ của nó từ vùng Myanmar, nơi nổi tiếng với ngọc bích cao cấp từ thời nhà Minh.
Khu vực khai thác
Ngọc Phỉ Thúy được khai thác tại nhiều nơi trên thế giới như Myanmar, Nga, Guatemala, Nhật Bản, Kazakhstan và California (Hoa Kỳ). Tuy nhiên, Myanmar là khu vực sản xuất chất lượng tốt nhất. Đặc biệt, loại ngọc Phỉ Thúy Myanmar có độ cứng từ 6,5–7 trên thang Mohs, đạt tiêu chuẩn ngọc cấp đá quý. Vì lý do này, Phỉ Thúy Myanmar luôn được xem là biểu tượng của sự hoàn hảo và quý giá.
3. Ý nghĩa phong thủy của Ngọc Phỉ Thúy
Ngọc Phỉ Thúy không chỉ được yêu thích nhờ vẻ đẹp tự nhiên mà còn bởi những giá trị phong thủy và lợi ích mà nó mang lại. Dưới đây là 5 chức năng chính của loại ngọc này:
Mang Lại Bình An và Trừ tà
Trong văn hóa truyền thống, Ngọc Phỉ Thúy được xem như một lá bùa hộ mệnh, giúp người đeo tránh khỏi tai họa và xua đuổi tà khí. Với ý nghĩa bảo vệ, loại ngọc này được tin rằng mang lại sự bình an và may mắn cho chủ nhân.
Cải Thiện Sức Khỏe
Phỉ Thúy chứa nhiều nguyên tố vi lượng có lợi, giúp cơ thể hấp thụ năng lượng tích cực khi đeo lâu dài. Nó hỗ trợ tuần hoàn máu, tăng cường trao đổi chất và cải thiện hệ miễn dịch. Theo y học cổ truyền, loại ngọc này còn có khả năng thanh nhiệt, giải độc và giảm các triệu chứng phù nề.
Điều Hòa Cảm Xúc và Giảm Căng Thẳng
Năng lượng phát ra từ Ngọc Phỉ Thúy có tác dụng làm dịu tâm trạng, cân bằng cảm xúc và giảm căng thẳng hiệu quả. Đeo ngọc giúp loại bỏ những cảm xúc tiêu cực, tạo sự thoải mái và cải thiện sức khỏe tinh thần.
Thu Hút Sự Giàu Có và Thịnh Vượng
Từ thời cổ đại, Ngọc Phỉ Thúy đã trở thành biểu tượng của sự giàu sang và may mắn. Nó được cho là mang lại tài lộc, nâng cao vận khí và thu hút cơ hội kinh doanh cho người đeo, đặc biệt trong sự nghiệp.
Thúc Đẩy Quan Hệ Hài Hòa
Ngọc Phỉ Thúy còn được coi là biểu tượng của sự đức hạnh và cao quý. Với vẻ đẹp ấm áp và ánh sáng mềm mại, loại ngọc này được cho là giúp tăng cường sự hòa hợp trong các mối quan hệ gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, tạo môi trường tương tác tích cực và thân thiện.
Ngọc Phỉ Thúy không chỉ là một món trang sức quý giá mà còn là nguồn năng lượng tích cực, mang lại nhiều lợi ích phong thủy và sức khỏe cho người sở hữu.
4. Các tiêu chí đánh giá chất lượng và giá trị Ngọc Phỉ Thúy
Màu sắc
Ngọc phỉ thúy sở hữu đa dạng màu sắc, trong đó màu xanh lục được xem là cao cấp nhất. Xếp theo thứ tự màu sắc từ cao xuống thấp với Ngọc phỉ Thúy: Đế vương chủng, Bạch ngọc, Hắc ngọc, Tử ngọc, Lục ngọc, Hoàng ngọc,….
Các màu phổ biến của ngọc phỉ thúy
Độ trong (hay “nước ngọc”)
Người ta thường nói: “Người hiểu ngọc nhìn nước, người ngoại đạo chỉ nhìn màu.”
Nước ngọc thể hiện độ trong suốt và độ bóng sáng của ngọc. Ngọc có độ trong cao thường mang lại vẻ long lanh, quý giá và giá trị cao.
Theo mức độ trong suốt, ngọc phỉ thúy được chia thành các cấp:
Loại thủy tinh chủng (Kính chủng): Trong suốt như kính, là loại cao cấp nhất.
Loại băng chủng: Trong gần giống như băng, sáng bóng và quý giá.
Loại băng pha sữa: Hơi mờ nhưng vẫn mềm mại, dễ chịu.
Loại nếp chủng: Mờ đục, độ trong thấp hơn.
Loạiđậu chủng: Không trong, kết cấu thô và giá trị thấp nhất.
Độ trong của Ngọc Phỉ Thúy yếu tố quyết định giá trị
Độ tinh khiết
Độ tinh khiết của ngọc Phỉ Thúy được đánh giá dựa trên số lượng tạp chất bên trong:
Ngọc càng ít tạp chất, giá trị càng cao.
Nếu mắt thường không nhận ra khuyết điểm hay tạp chất, ngọc được xếp vào loại có chất lượng tốt.
Những mảnh ngọc với kết cấu đồng đều và không chứa khuyết điểm thường được đánh giá cao trong cả thẩm mỹ lẫn giá trị.
Bằng cách dựa vào 3 tiêu chí này, bạn có thể dễ dàng nhận biết và định giá đúng chất lượng của ngọc phỉ thúy.
5. Các điều kiêng kỵ và cách đeo ngọc phỉ thúy
Người ta thường nói: “Người nuôi ngọc, ngọc nuôi người.” Ngọc phỉ thúy sẽ trở nên đẹp hơn qua thời gian nếu bạn đeo thường xuyên. Màu sắc, độ trong suốt và độ bóng của ngọc sẽ càng thêm rực rỡ khi được sử dụng lâu dài.
Tuy nhiên, khi đeo ngọc phỉ thúy, có một số điều kiêng kỵ và nguyên tắc cần lưu ý để ngọc phát huy tối đa công dụng của mình:
Đeo nhẫn, vòng tay phỉ thúy ở tay trái
Theo truyền thống, có câu “Tay trái đeo ngọc, tay phải đeo bạc.” Vì tay trái gần với trái tim và thuộc về hướng thu nhận năng lượng, đeo ngọc phỉ thúy trên tay trái sẽ giúp ổn định cảm xúc, hút năng lượng tích cực và may mắn.
Tránh tiếp xúc với hóa chất
Ngọc phỉ thúy rất nhạy cảm với các hóa chất, vì vậy nên tránh để ngọc tiếp xúc với các sản phẩm như nước hoa, mỹ phẩm, chất tẩy rửa,… để tránh làm mất đi độ sáng bóng của ngọc.
Không tặng ngọc phỉ thúy đã đeo cho người khác
Theo quan niệm cổ xưa, ngọc phỉ thúy sẽ “nhận chủ” sau một thời gian đeo. Vì vậy, những món ngọc đã được đeo lâu không nên tặng cho người khác, vì điều này có thể ảnh hưởng đến người nhận. Tuy nhiên, ngọc phỉ thúy mới có thể tặng và nhận quà, nhưng nếu nhận quà, bạn nên tặng lại một món quà nhỏ để thể hiện sự trân trọng.
Ngọc phỉ thúy, với vẻ đẹp vượt thời gian và những giá trị sâu sắc, đã được coi là một báu vật linh thiêng từ hơn 2000 năm qua. Không chỉ là một món trang sức quý giá, ngọc phỉ thúy còn mang lại những lợi ích phong thủy và sức khỏe đáng quý, giúp người đeo bình an, cải thiện sức khỏe và thu hút may mắn. Việc chăm sóc và đeo ngọc phỉ thúy đúng cách không chỉ làm tăng giá trị của ngọc mà còn giúp phát huy tối đa công dụng của nó.
Tierra mong muốn thông qua bài viết này, bạn đọc có cái nhìn sâu sắc về ngọc phỉ thúy, từ những công dụng tuyệt vời, đến các tiêu chí đánh giá chất lượng và những điều cần lưu ý khi sử dụng. Việc lựa chọn, chăm sóc và đeo ngọc phỉ thúy đúng cách sẽ giúp bạn tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp cũng như năng lượng tích cực mà loại ngọc này mang lại.