• Về Tierra
Logo Logo white

13 cách nhận biết kim cương thật giả chính xác đơn giản

Cách nhận biết kim cương thật giả gồm: Kiểm tra độ chìm trong nước, hà hơi lên kim cương, kiểm tra hiệu ứng ánh sáng của kim cương, dùng lửa thử kim cương, kiểm tra độ lấp lánh, kiểm tra khả năng chống dầu, quan sát ký hiệu,…Những cách thử trên đều dựa vào các đặc tính vật lý và hóa học của kim cương để kiểm tra xem kim cương thật hay giả. Cùng Tierra Diamond tìm hiểu chi tiết hơn cách test kim cương như thế nào qua bài viết dưới đây nhé!

Cách nhận biết kim cương bằng mắt thường

7 cách nhận biết kim cương bằng mắt thường gồm:

1. Kiểm tra độ chìm trong nước

Bạn chỉ cần thả viên kim cương vào một ly nước sạch. Nếu là kim cương thật, nó sẽ chìm nhanh xuống đáy do khối lượng riêng cao và mật độ dày đặc (khoảng 3.5 g/cm³). Ngược lại, kim cương giả, đặc biệt là các loại thủy tinh hoặc CZ thường sẽ có mật độ nhẹ hơn và có thể nổi lơ lửng hoặc chìm chậm hơn.

Cách nhận biết kim cương bằng mắt thường bằng độ chìm trong nước
Kim cương thật sẽ chìm ngay vào nước do khối lượng riêng cao

2. Kiểm tra sự khúc xạ sáng kim cương bằng chữ hoặc bút lông

Đặt viên đá lên một trang giấy có in chữ hoặc dùng bút lông chấm một dấu nhỏ lên giấy. Sau đó từ phía trên nhìn thẳng xuống xuyên qua viên đá. Nếu bạn không thể nhìn rõ chữ hoặc dấu chấm phía dưới, đây có thể là kim cương thật.

Lý do là vì kim cương thật có chỉ số khúc xạ rất cao, khiến ánh sáng bị bẻ cong mạnh mẽ và không truyền thẳng, từ đó làm mờ hoặc biến dạng hình ảnh bên dưới. Trong khi đó, kim cương giả thường cho phép ánh sáng xuyên qua dễ dàng hơn, khiến chữ bên dưới hiện rõ hơn.

3. Hà hơi lên kim cương

Dùng hơi thở hà nhẹ lên bề mặt viên đá, nếu là kim cương thật, lớp sương mù bạn thổi ra sẽ biến mất gần như ngay lập tức nhờ đặc tính dẫn nhiệt cực nhanh của nó. Ngược lại, các chất liệu nhân tạo sẽ giữ hơi nước lâu hơn trên bề mặt, đây là một dấu hiệu cho thấy đây có thể không phải là kim cương tự nhiên mà bạn có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường.

Cách kiểm tra kim cương thật hay giả bằng việc hà hơi lên kim cương
Nếu bạn hà hơi vào kim cương thật lớp sương mờ sẽ biến mất ngay lập tức

4. Kiểm tra khả năng chống dầu của kim cương

Kim cương thật có bề mặt khó bám bụi và dầu, do cấu trúc phân tử chặt chẽ và đặc tính chống bám bẩn tự nhiên. 

Hãy nhỏ một giọt dầu (hoặc bôi một ít kem dưỡng) lên bề mặt viên đá. Nếu là kim cương thật, dầu sẽ không bám dính đều mà vón cục hoặc trôi đi. Trong khi đó, đá giả thường giữ lại lớp dầu mỏng và đều, làm mờ bề mặt và giảm độ sáng của viên đá. Đây là cách kiểm tra kim cương thật hay giả dễ áp dụng, không gây hại và có thể thực hiện nhanh chóng tại nhà và quan sát bằng mắt thường.

5. Dùng lửa thử kim cương

Dùng nhiệt từ lửa cũng là một cách để test kim cương phổ biến. Bạn có thể đốt nóng viên đá trong khoảng 30–40 giây, sau đó thả ngay vào cốc nước lạnh. Nếu là kim cương thật, viên đá sẽ hoàn toàn không bị nứt vỡ do cấu trúc tinh thể bền vững và khả năng chịu nhiệt cực cao. 

Trong khi đó, đá giả như thủy tinh hoặc CZ sẽ dễ dàng bị nứt hoặc vỡ vụn do sốc nhiệt. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận khi sử dụng cách thử này vì đá có thể bị hư hỏng sau đó.

Cách test kim cương tại nhà bằng lửa
Kim cương tự nhiên thật sẽ không bị nứt vỡ do khả năng chịu nhiệt cực cao

6. Kiểm tra độ cứng kim cương bằng giấy nhám hoặc cào nhẹ

Bạn có thể thử cào nhẹ viên kim cương lên bề mặt gương hoặc thủy tinh. Nếu là kim cương thật, nó sẽ để lại vết xước trên bề mặt vật liệu khác mà không bị ảnh hưởng do kim cương là vật liệu cứng nhất trong tự nhiên với độ cứng lên đến 10 theo thang Mohs.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng giấy nhám chà nhẹ lên bề mặt viên đá. Kim cương thật sẽ không bị trầy xước do độ cứng vượt trội. Trong khi đó, các loại đá giả như Cubic Zirconia hoặc Moissanite có độ cứng thấp hơn và sẽ bị xước khi tiếp xúc với giấy nhám. Phương pháp này giúp phân biệt kim cương thật một cách hiệu quả.

7. Kiểm tra hiệu ứng ánh sáng của kim cương

Quan sát viên kim cương dưới ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng trắng như đèn LED. Kim cương thật sẽ phân tách ánh sáng trắng và phản xạ thành các màu cầu vồng do có chỉ số tán sắc cao (khoảng 0.044). Tuy nhiên, ánh sáng này thường được mô tả là sắc nét, tinh tế và rực rỡ vừa phải, không quá lòe loẹt. 

Ngoài ra, kim cương thật cũng tạo ra hiệu ứng lửa (fire). Đây là hiện tượng ánh sáng màu lóe lên khi chuyển động kim cương, là một trong những đặc điểm quan trọng giúp xác thực giá trị của kim cương tự nhiên.

Tuy nhiên, kim cương giả như CZ hoặc Moissanite vẫn có thể tạo ra hiệu ứng cầu vồng nhưng được các chuyên gia đánh giá là quá chói và thiếu tự nhiên, ánh sáng màu nhiều hơn ánh sáng trắng.

Cách nhận biết kim cương thật giả bằng hiệu ứng ánh sáng của kim cương
Kim cương thiên nhiên sẽ phân tách ánh sáng thành màu cầu vồng tinh tế và nhẹ nhàng

Các cách nhận biết kim cương thật giả từ chuyên gia

Bên cạnh những cách thử đơn giản tại nhà mà Tierra Diamond đã giới thiệu phía trên. Các chuyên gia về kim cương sẽ sử dụng những phương pháp kỹ thuật và mang tính chuyên môn cao hơn để xác minh tính xác thực của kim cương như:

1. Nhận biết kim cương thật qua tiêu chuẩn 4C

Tiêu chuẩn 4C do GIA (Viện Ngọc học Hoa Kỳ) phát triển là hệ thống đánh giá kim cương được công nhận toàn cầu. Đây cũng là cơ sở quan trọng và đáng tin cậy để xác định một viên kim cương có thật sự tự nhiên và có giá trị hay không. Bốn yếu tố này bao gồm: Cut (giác cắt), Color (màu sắc), Clarify (độ tinh khiết), Carat (trọng lượng).

>> Xem thêm: Hiểu đúng về tiêu chuẩn 4C của kim cương

2. Kiểm tra mã số GIA

Một viên kim cương thật được kiểm định bởi GIA (Gemological Institute of America) sẽ có một mã số duy nhất được khắc bằng laser trên phần cạnh (girdle). Mã số cạnh này là duy nhất cho mỗi viên, trùng khớp với thông tin trong giấy chứng nhận GIA, bao gồm chi tiết về trọng lượng, màu, độ tinh khiết, giác cắt và các đặc điểm nhận dạng. Bạn cũng có thể tra mã số này trên website chính thức của GIA: https://www.gia.edu/

Chuyên gia sẽ soi mã số bằng kính phóng đại 10x, sau đó đối chiếu thông tin trên hệ thống GIA để đảm bảo sự nhất quán. Đây là một trong những phương pháp đáng tin cậy nhất để xác thực kim cương, thường được sử dụng trong các giao dịch cao cấp.

Các loại kim cương giả hoặc đá mô phỏng thường không có khắc laser mã số, hoặc có nhưng không khớp với bất kỳ hồ sơ kiểm định nào.

Cách phân biệt kim cương tự nhiên bằng mã số GIA
Mã số GIA được khắc trên cạnh giúp bạn dễ dàng kiểm tra

3. Sử dụng máy kiểm tra kiểm tra kim cương

Các chuyên gia thường sử dụng máy Diamond Tester hoặc máy đo quang phổ để kiểm tra tính dẫn nhiệt và phản xạ ánh sáng của viên đá.

  • Diamond Tester (bút thử kim cương): Phát hiện khả năng dẫn nhiệt,  kim cương thật dẫn nhiệt rất tốt, trong khi đá giả thì không.
  • Máy đo quang phổ hoặc phổ Raman: Giúp xác định cấu trúc phân tử và phổ tán sắc, từ đó nhận diện chính xác đó là kim cương tự nhiên, nhân tạo hay mô phỏng.

Phương pháp dùng máy kiểm tra có thể giúp phát hiện các loại đá nhân tạo cao cấp như Moissanite, vốn rất khó phân biệt bằng mắt thường.

Tại các đơn vị bán kim cương uy tín như Tierra Diamond sẽ có các loại máy chuyên dụng để test kim cương như DIASYNTH, đây là loại máy kiểm tra kim cương hiện đại nhất hiện nay. Ngoài việc kiểm tra đó có phải là kim cương thiên nhiên không, máy này còn phân loại được viên đá đó là loại đá gì. Điều này giúp khách hàng yên tâm hơn khi sử dụng dịch vụ.

4. Sử dụng kính lúp chuyên dụng

Kính lúp chuyên dụng 10x là công cụ không thể thiếu trong quá trình kiểm định kim cương. Dưới kính lúp, các chuyên gia sẽ quan sát các yếu tố sau và đưa ra nhận định:

  • Khuyết điểm tự nhiên (inclusions): Vết nứt nhỏ, đốm đục, tinh thể nội sinh, đây là những dấu hiệu cho thấy kim cương được hình thành trong tự nhiên.
  • Các đường cắt sắc sảo, chuẩn xác: Thường chỉ có ở kim cương thật được cắt theo đúng tiêu chuẩn.
  • Mã số kiểm định GIA (mã số cạnh kim cương): Được khắc laser ở  quanh viền.

Ngược lại, kim cương nhân tạo thường rất “sạch”, không tì vết và có các mặt cắt thiếu độ sắc nét, do được chế tạo hàng loạt bằng công nghệ máy móc.

Sử dụng kính lúp chuyên dụng để kiểm tra kim cương
Sử dụng kính lúp chuyên dụng để kiểm tra kim cương

5. Kiểm tra độ dẫn điện

Kim cương thật thường không dẫn điện, trong khi đó, Moissanite, một loại đá được mô phỏng rất giống kim cương lại có khả năng dẫn điện nhẹ. Vì vậy, các chuyên gia sẽ sử dụng máy kiểm tra dẫn điện (Electric Conductivity Tester) để phân biệt nhanh giữa hai loại này.
Ngoài ra, một số kim cương tổng hợp (CVD hoặc HPHT) có thể dẫn điện yếu – và cũng có thể nhận diện được bằng thiết bị này.

6. Kiểm tra dưới ánh sáng UV

Khi đặt viên đá dưới ánh sáng tia cực tím (UV), bạn có thể quan sát phản ứng phát quang. Kim cương thật thường phát ra ánh sáng xanh lam nhẹ hoặc không phát quang. Còn kim cương giả có thể phát sáng rực rỡ với màu trắng, vàng hoặc xanh lục và có biểu hiện không ổn định do thành phần hóa học khác biệt.

Tuy nhiên, không phải viên kim cương thật nào cũng phát quang. Vì vậy, kết quả của phương pháp test này cần được kết hợp với các phương pháp khác để đưa ra kết luận chính xác.

Kiểm tra kim cương dưới ánh sáng UV
Ánh sáng UV là một cách hiệu quả để test kim cương

Cách nhận biết kim cương và đá

Cách phân biệt kim cương tự nhiên và các loại đá khác:

1. Kim Cương với Cubic Zirconia (CZ)

  • Độ cứng: Kim cương đạt 10/10 trên thang Mohs, còn CZ chỉ khoảng 8–8.5. Vì thế, CZ dễ trầy xước khi dùng giấy nhám hoặc vật sắc.
  • Độ lấp lánh: Kim cương tán sắc ánh sáng tự nhiên, màu sắc tinh tế và sâu, trong khi CZ có ánh cầu vồng lòe loẹt, kém tự nhiên.
  • Trọng lượng: Với cùng kích thước, CZ nặng hơn kim cương do mật độ cao hơn.

2. Kim Cương với Moissanite

  • Lấp lánh ánh sáng: Moissanite có hiệu ứng tán sắc mạnh hơn cả kim cương, khiến viên đá phát ánh sáng rực rỡ như cầu vồng, đôi khi bị cho là “quá giả”.
  • Dẫn điện: Moissanite có khả năng dẫn điện nhẹ, còn kim cương thì không. Có thể phân biệt rõ ràng bằng máy đo điện trở.
  • Khúc xạ kép: Khi soi Moissanite qua kính lúp, sẽ thấy hiện tượng khúc xạ kép ở các cạnh – ánh sáng bị tách làm hai đường. Kim cương thì không có hiện tượng này.
Phân biệt kim cương với Moissanite
Phân biệt kim cương với Moissanite

3. Kim Cương với Thủy Tinh

  • Độ cứng: Thủy tinh rất dễ bị xước, mẻ, hoặc vỡ khi tiếp xúc với vật cứng – trái ngược hoàn toàn với kim cương.
  • Độ trong suốt: Kim cương khúc xạ ánh sáng mạnh, khiến chữ hoặc chấm bên dưới không thể nhìn rõ. Thủy tinh cho phép ánh sáng truyền thẳng, dễ nhìn xuyên qua.
  • Độ lấp lánh: Thủy tinh không tán sắc ánh sáng nên nhìn rất phẳng và đơn điệu dưới ánh sáng đèn hoặc mặt trời.

4. Kim Cương với Sapphire Trắng

  • Màu sắc: Sapphire trắng có vẻ ngoài gần giống kim cương nhưng thiếu độ trong, thường có ánh hơi xám hoặc mờ.
  • Độ cứng: Sapphire có độ cứng 9/10 – vẫn thấp hơn kim cương, nên có thể bị trầy khi va chạm mạnh.
  • Độ phản chiếu: Kim cương có hiệu ứng lửa rõ hơn, phản chiếu ánh sáng trắng và màu mạnh mẽ. Sapphire trắng phản chiếu kém hơn và không có hiệu ứng tán sắc nổi bật.

Bài viết trên là một số cách phân biệt kim cương thật giả bằng mắt thường và các phương pháp đến từ chuyên gia. Hy vọng những gì mà Tierra Diamond chia sẻ sẽ giúp bạn phân biệt được kim cương tự nhiên và các loại đá khác nhé!

>> Xem thêm:

1.  Cách nhận biết kim cương thô tự nhiên chính xác

2. Phân biệt kim cương nhân tạo và kim cương tự nhiên với đá giả kim cương

3. Test kim cương ở đâu? Phí kiểm định kim cương GIA là bao nhiêu?

4. Công thức hóa học của kim cương là gì? Giải đáp chi tiết!

Bài viết liên quan

Nhận tư vấn từ Tierra

Đăng ký ngay bên dưới để nhận được sự hỗ trợ từ chúng tôi.

    icon-advise
    icon-advise

    icon chat