Sở hữu ngay tài khoản riêng cho mình để dễ dàng xem, thêm các món trang sức yêu thích vào giỏ hàng, thanh toán nhanh chóng cùng nhiều trải nghiệm thú vị khác.
Lễ Vu Quy là gì? Ý nghĩa và cách tổ chức trọn vẹn nhất
Lễ vu quy là lễ quan trọng trong phong tục cưới hỏi của người Việt Nam. Đây là dịp để cô dâu chú rể chính thức công khai mối quan hệ hôn nhân. Lễ vu quy mang nhiều ý nghĩa, đặc biệt với họ nhà gái. Trong bài viết sau đây, Tierra Diamond sẽ giải […]
Lễ vu quy là lễ quan trọng trong phong tục cưới hỏi của người Việt Nam. Đây là dịp để cô dâu chú rể chính thức công khai mối quan hệ hôn nhân. Lễ vu quy mang nhiều ý nghĩa, đặc biệt với họ nhà gái. Trong bài viết sau đây, Tierra Diamond sẽ giải đáp câu hỏi vu quy là gì và cách tổ chức trọn vẹn nhất.
Lễ vu quy là lễ cưới được tổ chức chính thức ở nhà gái. Đây là buổi lễ đưa cô dâu về nhà chồng. Nhà trai sẽ thực hiện nghi thức rước dâu và chính thức bắt đầu cuộc sống hôn nhân mới. Theo tiếng Hán, “Vu quy” có nghĩa là “Xuất giá”, thể hiện ý nghĩa cô gái phải rời xa gia đình mình, xuất giá về với nhà chồng.
Lễ vu quy là lễ quan trọng nhất trong phong tục cưới hỏi truyền thống. Vào ngày này, cô dâu chú rể sẽ được đông đảo họ hàng, người thân đến chúc phúc. Tương tự như lễ vu quy, lễ cưới được tổ chức tại nhà trai sẽ gọi là lễ thành hôn.
Một số đặc điểm khác của lễ vu quy như sau:
Lễ vu quy được tổ chức ở nhà gái
Lễ vu quy là nghi thức bắt buộc phải có trước khi nàng dâu về nhà chồng
Lễ vu quy được tổ chức sau lễ đính hôn và trước lễ thành hôn. Tuy nhiên, một số trường hợp cách trở địa lý thì có thể tổ chức lễ đính hôn chung với lễ vu quy.
Ý nghĩa của lễ vu quy là gì?
Lễ vu quy là sự kiện trọng đại đối với cô dâu chú rể và mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Đây là cột mốc đánh dấu sự trưởng thành của cô dâu khi đảm nhận vai trò làm vợ trong gia đình mới. Những ý nghĩa của buổi lễ này như sau:
Đưa tiễn con gái về nhà chồng: Đây là khoảnh khắc cha mẹ, anh chị, họ hàng nhà gái đưa con mình về nhà chồng. Hy vọng cô dâu sẽ có một cuộc sống hạnh phúc với gia đình chồng.
Gắn kết thông gia: Lễ vu quy là dịp để hai bên gia đình gặp gỡ, gắn kết tình thông gia. Đây là cơ hội dòng họ chứng kiến khoảnh khắc hạnh phúc của đôi trẻ.
Lời chúc phúc: Trong lễ vu quy là cơ hội để họ hàng, bạn bè, người thân gửi lời chúc phúc, chia sẻ niềm vui với cặp đôi trẻ.
Những việc nhà trai cần thực hiện trước lễ vu quy là gì?
Lễ vu quy được thực hiện ở nhà gái nhưng nhà trai cũng cần chuẩn bị những công tác khác nhau. Để buổi lễ suôn sẻ và thành công, nhà trai cần lưu tâm các công việc sau đây.
Chọn và mua nhẫn cưới
Nhẫn cưới là biểu tượng cho tình yêu và gắn kết giữa cô dâu chú rể. Chọn và mua nhẫn cưới là công việc chung của cô dâu chú rể. Nên cân nhắc chọn nhẫn cưới về chất liệu, kiểu dáng, ý nghĩa và phù hợp với ngân sách của mình.
Theo phong tục, chú rể là người giữ nhẫn cưới và mang sang nhà gái để thực hiện nghi thức trao nhẫn. Cặp đôi nên tìm hiểu và mua nhẫn cưới trước lễ vu quy 2-3 tháng. Bạn có thể tìm hiểu những thương hiệu nhẫn cưới uy tín và tìm kiếm các chương trình khuyến mãi để tối ưu ngân sách hơn.
Trang trí phòng tân hôn
Phòng tân hôn là căn phòng đón cô dâu mới về nhà và bắt đầu cuộc sống hôn nhân tại đây. Gia đình nhà trai có nhiệm vụ chuẩn bị và trang trí phòng tân hôn cho đôi trẻ. Phòng tân hôn nên ấm áp và lãng mạn. Gia đình nhà trai cần chuẩn bị các vật dụng cơ bản như giường mới, ga gối mới. Tuỳ vào tài chính của mỗi gia đình mà cách trang trí phòng tân hôn sẽ khác nhau. Nhìn chung, bạn không cần trang trí quá cầu kỳ mà có thể theo sở thích của cô dâu, chú rể là được.
Chuẩn bị tráp lễ vật
Theo phong tục, lễ vật xin dâu sẽ là nhà trai chuẩn bị theo mong muốn của nhà gái. Hai lễ vật không thể thiếu là trầu cau và trà rượu. Số lượng tráp lễ vật tuỳ thuộc vào phong tục và thỏa thuận với nhà gái. Thông thường, trong buổi lễ vu quy sẽ có từ 4 – 8 tráp lễ vật xin dâu.
Ngoài 2 tráp cơ bản là trầu cau và rượu, nhà trai có thể chuẩn bị thêm tráp bánh, trái cây, nước ngọt,… Nhà trai có thể chuẩn bị lễ vật mang đặc trưng văn hoá quê hương, vừa thể hiện lòng hiếu khách vừa tô vẽ cho nét đẹp vùng miền.
May hoặc thuê trang phục cưới
Lễ phục khi tham dự lễ vu quy cần lịch sự, chỉn chu và thanh lịch. Đối với chú rể và họ hàng có thể mặc vest, mang giày; đối với mẹ chú rể thì mặc áo dài truyền thống. Ngoài ra, nhà trai cần chuẩn bị trang phục cho đội bê tráp.
Màu sắc trang phục cần hài hoà với gia đình nhà gái. Nên chọn trang phục nhẹ nhàng để không lấn át cô dâu chú rể. Nhà trai có thể may hoặc thuê trang phục để phù hợp với concept trang trí và không gian buổi tiệc.
Mời người chủ hôn
Người chủ hôn là người có địa vị và được gia đình nhà trai tôn trọng như ông bà, bác hoặc chú. Người chủ hôn sẽ đứng ra chủ trì lễ cưới nên cần chọn người đã có kinh nghiệm và am hiểu các nghi lễ truyền thống. Ngoài ra, gia đình nhà trai cũng cần chú trọng người chủ hôn cư xử khéo léo để dễ dàng giao tiếp và tương tác với họ nhà gái.
Những việc nhà gái cần thực hiện trước lễ vu quy là gì?
Lễ vu quy vô cùng quan trọng đối với họ nhà gái nên cần sự chuẩn bị chu đáo và cẩn thận. Để lễ vu quy diễn ra trọn vẹn, nhà gái cần cân nhắc đến một số việc sau đây.
Chuẩn bị của hồi môn
Của hồi môn cho con gái là tấm lòng của cha mẹ và sự chúc phúc dành cho con trước khi gả về nhà chồng. Của hồi môn bao gồm trang sức, tiền bạc hoặc các tài sản giá trị khác. Tuỳ vào điều kiện kinh tế mà mỗi gia đình chuẩn bị của hồi môn khác nhau. Điều quan trọng là tấm lòng của cha mẹ dành cho con gái và mong muốn con có cuộc sống mới thật hạnh phúc.
Dọn dẹp và trang trí lại nhà cửa
Nhà gái cần dọn dẹp, trang trí lại nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng để tiếp đón họ hàng và nhà trai. Phần lớn lễ vu quy được diễn ra trong nhà nên cần chuẩn bị chu đáo. Một không gian sạch sẽ sẽ giúp lễ vu quy trọn vẹn, ấm áp và vui vẻ hơn. Đặc biệt, bạn cần lau dọn bàn thờ gia tiên, trang trí trang trọng vì đây là nơi ra mắt và cúng bái tổ tiên.
Ngoài ra, nhà gái cần chuẩn bị rạp cưới với tone màu hợp với tư gia. Đám cưới nên chọn những tone màu tươi sáng, trang trí hoa lá để tạo không khí rộn ràng và vui vẻ.
Chuẩn bị trang phục lễ vu quy cho gia đình
Lễ phục trong ngày vu quy cần có sự đầu tư chỉn chu và trang trọng. Cô dâu thường sẽ mặc áo dài vào ngày này theo truyền thống. Sau khi làm lễ cúng bái gia tiên và ra mắt họ hàng, cô dâu có thể thay váy cưới để đón khách. Tuỳ vào mỗi người mà có thể cân nhắc việc thuê hoặc may trang phục. Điều quan trọng là trang phục khiến cô dâu tự tin và thoải mái.
Đối với cha mẹ cô dâu cũng cần ưu tiên trang phục lịch sự, nhã nhặn. Cha cô dâu có thể mặc vest để tiếp đón họ nhà trai, mẹ cô dâu nên mặc áo dài. Đối với đội bưng quả nhà gái nên chọn áo dài có tone màu nhạt, tránh chọn màu nổi để lấn át cô dâu. Trang phục này cô dâu có thể chọn thuê để tiết kiệm chi phí.
Mời đại diện gia đình làm chủ hôn
Tương tự với nhà trai, nhà gái cũng cần chuẩn bị một người chủ hôn bên phía mình. Người chủ hôn thường là người có địa vị cao trong họ hàng và được tôn trọng. Chủ hôn cũng cần nắm rõ các nghi thức truyền thống và ứng xử khéo léo để không khí vui vẻ, hòa thuận. Họ sẽ thay mặt nhà gái gửi lời cảm ơn và chúc phúc cho đôi trẻ.
Chuẩn bị bao lì xì cho đội bê tráp
Theo truyền thống, cô dâu chú rể cần chuẩn bị bao lì xì đỏ để lì xì cho đội bê tráp để “lại duyên”. Quan niệm thời xưa cho rằng bê tráp là “bán duyên” nên việc lì xì là cách mang lại sự may mắn. Hình thức này cũng là lời cảm ơn của cô dâu chú rể dành cho đội bê tráp đã hỗ trợ mình trong ngày cưới. Sau khi nhà trai đến nhà gái, làm lễ cúng bái xong thì cô dâu chú rể sẽ lần lượt phát lì xì cho đội bê tráp.
Những nghi thức thực hiện trong lễ vu quy là gì?
Lễ vu quy được tổ chức tại nhà gái với nhiều nghi thức khác nhau. Trong đó, quy trình thực hiện lễ vu quy gồm 5 nghi thức nhỏ: lễ xin dâu, chúc rượu, dâng trầu cau lên bàn thờ tổ tiên, cô dâu chú rể trao nhẫn và dâng trà hai họ.
Lễ xin dâu
Khi nhà trai đến nhà gái, chủ hôn bên nhà trai và phù rể sẽ tiến đến cổng nhà cô dâu. Chủ hôn sẽ phát biểu để ngỏ lời xin dâu trước cha mẹ và họ hàng nhà gái. Sau khi chủ hôn nhà gái đồng ý thì chú rể và họ hàng nhà trai được phép tiến vào nhà gái.
Trước cổng nhà gái sẽ tiến hành nghi thức trao quả. Đội bê tráp nhà trai và nhà gái đứng đối diện nhau, lần lượt trao quả và mang quả vào nhà trai. Ba mẹ và chủ hôn của hai gia đình vào trước, đến chú rể, đội bê tráp và họ hàng nhà trai. Mâm quả sẽ được đặt ngay ngắn trước bàn thờ gia tiên để bắt đầu làm lễ.
Nghi thức chúc rượu
Sau khi hai bên gia đình vào nhà và ổn định chỗ ngồi, chủ hôn của nhà trai sẽ phát biểu. Sau bài phát biểu, chủ hôn nhà trai mời chủ hôn nhà gái uống ly rượu mừng. Sau nghi thức chúc rượu, mẹ cô dâu sẽ dắt cô dâu ra mắt 2 họ.
Nghi thức dâng trầu cau tổ tiên
Sau khi cô dâu chú rể chính thức ra mắt gia đình, họ sẽ đứng trước bàn thờ gia tiên để làm lễ. Cô dâu sẽ bẻ ba quả cau, ngắt vài lá trầu đặt vào mâm nhỏ. Chú rể đặt mâm này lên bàn thờ gia tiên.
Sau đó, phụ rể sẽ đốt 8 cây nhang và phân chia lần lượt như sau: 2 cây đầu cho chủ hôn 2 gia đình, 4 cây cho cha mẹ 2 gia đình và 2 cây cho cô dâu và chú rể. Cô dâu chú rể lần lượt cúi đầu và dâng hương tổ tiên, thông báo mình chính thức nên duyên vợ chồng.
Nghi thức trao nhẫn cưới
Sau khi cúng bái tổ tiên, cô dâu chú rể sẽ trao nhẫn cho nhau. Sau khi trao nhẫn thì cha mẹ và họ hàng nhà gái sẽ cho của hồi môn. Đây là lời chúc phúc cho đôi uyên ương với mong muốn cuộc sống đầm ấm và sung túc.
Nghi thức dâng trà
Kết thúc lễ vu quy, cô dâu chú rể sẽ dâng trà cho chủ hôn và cha mẹ hai bên. Trước khi nhà trai rước dâu về, nhà gái sẽ gửi lại một ít lễ vật như lời cảm ơn đối với nhà trai.
Một số lưu ý để tổ chức lễ vu quy trọn vẹn nhất
Hiểu rõ lễ vu quy là gì giúp ta nắm được tầm quan trọng của buổi lễ này. Để đảm bảo lễ vu quy diễn ra tốt đẹp và trọn vẹn, bạn cần lưu ý một số điều như sau:
Lên kế hoạch chi tiết và phân công công việc: Gia đình cần lên kế hoạch sớm và phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên gia đình. Điều này tránh được sai sót và lúng túng vào ngày lễ diễn ra.
Chọn ngày lành tháng tốt: Xem ngày lành tháng tốt tổ chức lễ cưới là truyền thống quan trọng của người Việt. Ngày lành tháng tốt mang đến sự bình an, may mắn và êm ấm cho cặp đôi.
Chuẩn bị trang phục: Trang phục trong ngày lễ vu quy cần lịch sự, trang trọng và chỉn chu, phù hợp với không gian buổi lễ.
Kiểm tra lại lễ vật: Nhà trai cần kiểm tra lại lễ vật kỹ lưỡng để đảm bảo đầy đủ và đúng phong tục.
Chuẩn bị tâm lý thoải mái: Cô dâu, chú rể và gia đình hai bên nên giữ tinh thần thoải mái, tránh áp lực sẽ ảnh hưởng không khí buổi lễ.
Thời gian di chuyển: Nhà trai cần đến nhà gái đúng giờ để thể hiện sự tôn trọng. Hãy sắp xếp phương tiện và thời gian để đảm bảo không bị trễ hoặc có sự cố.
Giao tiếp lịch sự: Hai bên gia đình cần nói chuyện lịch sự, hoà nhã, tránh gây căng thẳng hoặc hiểu lầm cho nhau.
Trên đây là những thông tin giải đáp chi tiết vu quy là gì và cách tổ chức lễ vu quy trọn vẹn nhất. Việc chuẩn bị chu đáo cho buổi lễ sẽ tạo nên những kỷ niệm đẹp, đáng nhớ trong ngày trọng đại này. Hy vọng với những lưu ý và hướng dẫn từ Tierra, bạn sẽ có một lễ vu quy thật trọn vẹn, ấm áp và hạnh phúc.
Mrs Huynh Nhu
Tôi là Huỳnh Như, một Content Writer với niềm đam mê đưa ý tưởng vào từng trang viết, để tạo ra giá trị và kết nối mọi người qua những câu chuyện sâu sắc.
Trong bất kỳ buổi lễ cưới nào, vest chú rể không chỉ là một bộ trang phục đơn thuần mà còn là biểu tượng của phong cách và đẳng cấp. Vest chú rể mang trong mình những giá trị tinh thần sâu sắc, thể hiện sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho ngày trọng đại của […]
Kim cương là loại đá quý hiếm bậc nhất, được sử dụng phổ biến trong trang sức. Hiện nay, trên thị trường có 2 loại kim cương: kim cương tự nhiên và kim cương lab-grown (kim cương được tạo trong phòng thí nghiệm). Mặc dù chúng có thể trông khá giống nhau, nhưng còn có […]
Tóc cô dâu không chỉ là một phần của trang phục cưới mà còn là biểu tượng của vẻ đẹp, sự tự tin và cá tính riêng. Trong ngày trọng đại, tóc cô dâu chính là yếu tố quan trọng, giúp tôn vinh nét đẹp tự nhiên và phong cách cá nhân. Hãy cùng Tierra […]
Tiệc cưới ngoài trời đang trở thành xu hướng được nhiều cặp đôi yêu thích bởi không gian lãng mạn, gần gũi với thiên nhiên. Với sự đa dạng về địa điểm và phong cách, các cặp đôi có thể tự do sáng tạo để tổ chức một đám cưới thật sự độc đáo và […]