• Về Tierra
Logo Logo white

[Chi tiết] Trình Tự Nghi Thức Lễ Đón Dâu Về Nhà Trai Chuẩn Truyền Thống

Lễ đón dâu về nhà trai là một trong những nghi thức quan trọng nhất vào ngày cưới. Để buổi lễ diễn ra suôn sẻ và trọn vẹn, gia đình hai bên cần hiểu rõ những nghi thức phải làm. Từ việc chọn giờ tốt, chuẩn bị mâm quả đến cách sắp xếp lộ trình xe hoa. Tierra Diamond sẽ giúp bạn biết được những điều đó qua bài viết ngay dưới đây!

Tóm tắt nghi thức lễ đón dâu về nhà trai

Lễ đón dâu về nhà trai là nghi thức rước cô dâu từ nhà gái về nhà trai. Đánh dấu ngày chính thức rời nhà cha mẹ để về làm dâu nhà chồng. Do đó, ngày lễ đón dâu mang ý nghĩa tôn vinh giá trị gia đình và thể hiện sự trân trọng đối với tổ tiên.

Lễ đón dâu về nhà trai
Lễ đón dâu về nhà trai gồm 5 bước chính

Lễ đón dâu về nhà trai gồm 5 bước chính: chuẩn bị lễ vật, xin phép nhập gia, trao lễ vật, làm lễ gia tiên, và tổ chức tiệc cưới.

  • Trước tiên, nhà trai chuẩn bị đầy đủ lễ vật bao gồm: trầu cau, rượu, bánh phu thê, hoa quả và phong bì.
  • Đoàn nhà trai bắt đầu đến nhà gái và sau khi được nhà gái đồng ý, hai bên tiến hành trao lễ và làm lễ gia tiên.
  • Tiếp theo, cô dâu làm lễ ra mắt hai họ và cùng nhau thắp hương trước bàn thờ tổ tiên. Cầu mong sự phù hộ cho cuộc sống hôn nhân hạnh phúc.
  • Sau đó, nhà trai xin phép đưa cô dâu về nhà của mình để tiếp tục làm những nghi lễ còn lại ở tại nhà trai.
  • Tại nhà trai, cặp đôi tiếp tục làm lễ gia tiên và ra mắt họ hàng và tổ chức tiệc cưới. Mẹ chồng sẽ dẫn cô dâu vào phòng tân hôn. Đánh dấu lễ đón dâu đã xong và khởi đầu cho cuộc sống mới của đôi vợ chồng trẻ.

Lễ đón dâu về nhà trai cần chuẩn bị gì?

Lễ đón dâu về nhà trai là ngày trọng đại trong cuộc đời của cô dâu và chú rể. Để lễ đón dâu về nhà trai diễn ra trọn vẹn và ý nghĩa. Nhà trai cần chuẩn bị chu đáo từ sính lễ, trang phục cho đến nghi thức và thời gian thực hiện.

Chọn ngày giờ hợp tuổi cô dâu chú rể

Theo phong tục, ngày lễ đón dâu về nhà trai phải là ngày lành tháng tốt. Tránh các ngày xấu như ngày sát chủ, tam nương hay ngày khắc tuổi. Đặc biệt, cần tránh năm kim lâu đối với cô dâu để cuộc sống hôn nhân sau này hạnh phúc và viên mãn.

Chọn ngày giò làm lễ rước dâu về nhà trai
Giao diện trang web xem ngày cưới online

Khi chọn giờ đón dâu, bạn cần bù trừ khoảng cách đi lại giữa hai gia đình. Nhà cách xa nhau thì nên chọn giờ đón dâu vào buổi chiều để thuận tiện cho việc di chuyển và chuẩn bị. Điều này giúp buổi lễ diễn ra suôn sẻ tránh trễ giờ hoàng đạo.

Chọn ngày giờ làm lễ thể hiện sự tôn trọng đối với tổ tiên và mong muốn một khởi đầu tốt đẹp cho cuộc sống hôn nhân. Chuẩn bị kỹ lưỡng và chọn lựa cẩn thận sẽ giúp lễ đón dâu về nhà trai diễn ra trọn vẹn và ý nghĩa.

>>> Xem thêm: Xem ngày cưới đẹp 2025: Chọn ngày tốt để tổ chức hôn lễ

Chuẩn bị sính lễ và mâm quả

Trong lễ đón dâu về nhà trai, mâm sính lễ cần có các lễ vật truyền thống như trầu cau, rượu, bánh phu thê, trái cây, trà, và phong bì đỏ. Các lễ vật phải được sắp xếp trong các mâm tráp được phủ khăn đỏ bên ngoài.

Số lượng mâm quả thường là số lẻ như 5, 7 hoặc 9. Mỗi mâm quả mang một ý nghĩa như trầu cau tượng trưng cho tình yêu vợ chồng son sắt. Bánh phu thê biểu trưng cho sự gắn bó keo sơn và trái cây thể hiện mong muốn về sự sinh sôi nảy nở.

Việc chuẩn bị sính lễ và mâm quả cho lễ đón dâu về nhà trai cần đảm bảo đầy đủ và đẹp mắt. Nhà trai nên thống nhất với nhà gái về số lượng và loại lễ vật. Tránh thiếu sót hoặc không phù hợp với phong tục của mỗi nhà.

Chuẩn bị sính lễ và mâm quả
Trong lễ đón dâu về nhà trai cần chuẩn bị mâm sính lễ

>>> Xem thêm: Khay trầu rượu gồm những gì? Cách chuẩn bị đúng phong tục

Chuẩn bị trang phục tham dự lễ đón dâu

Trang phục trong ngày lễ đón dâu về nhà trai cho cô dâu là áo dài truyền thống với màu đỏ, vàng hoặc hồng. Ngoài ra, cô dâu cũng cần chuẩn bị thêm một bộ váy cưới hiện đại. Nhằm có thể thay đổi trong tiệc cưới để tạo sự mới mẻ và tiện lợi khi di chuyển.

Chú rể thường chọn vest hoặc áo dài truyền thống để đồng bộ với cô dâu trong ngày lễ đón dâu về nhà trai. Vest nên có màu sắc trung tính kết hợp với áo sơ mi trắng và cà vạt để. Nếu chọn áo dài, chú rể nên chọn màu sắc và họa tiết hài hòa với áo dài của cô dâu.

Đối với phụ huynh và người thân trong gia đình, trang phục trong ngày lễ đón dâu về nhà trai cần thể hiện sự trang trọng. Phụ nữ thường mặc áo dài truyền thống nhã nhặn. Trong khi người nam có thể chọn vest hoặc áo dài tùy theo sở thích.

Chuẩn bị trang phục tham dự lễ đón dâu
Cần chọn những trang phục nhã nhặn

Trình tự nghi thức đón dâu tại nhà gái

Trong lễ đón dâu về nhà trai, trình tự nghi thức tại nhà gái là bước quan trọng. Việc thực hiện đúng trình tự giúp buổi lễ diễn ra suôn sẻ và trọn vẹn ý nghĩa.

Nhà trai xin phép làm lễ nhập gia

Trước lúc giờ lành, đoàn nhà trai tập trung cách nhà gái khoảng 100 đến 200 mét. Sắp xếp đội hình ngay ngắn và kiểm tra sính lễ lần cuối. Khi tới giờ đẹp, đại diện nhà trai (chủ hôn) cùng một phù rể bưng khay rượu trước cổng nhà gái để làm lễ nhập gia.

Chủ hôn nhà trai gửi lời chào hỏi đến đại diện nhà gái và xin phép cho đoàn nhà trai được vào nhà thực hiện lễ đón dâu. Trong lúc này, đoàn nhà trai phải đứng chờ bên ngoài vì chỉ có chủ hôn và người bưng rượu bước vào làm lễ.

Nếu nhà gái đồng ý, đại diện hai bên sẽ thực hiện nghi thức mời rượu. Rể phụ rót rượu ra hai ly nhỏ sau đó trao cho hai vị chủ hôn cùng nâng ly. Lúc này đã là chính thức hoàn tất thủ tục xin phép nhập gia.

Nhà trai xin phép làm lễ nhập gia
Nhà trai xin phép làm lễ nhập gia

Nhà trai trao lễ vật mâm quả cho nhà gái

Sau khi nhà trai được nhà gái đồng ý cho làm lễ nhập gia. Để tiếp tục lễ đón dâu về nhà trai, đoàn cần di chuyển lần lượt đến trước cổng nhà gái và dừng lại để trao những mâm sính lễ. Đội bưng quả nam của nhà trai đứng đối diện với đội bưng quả nữ của nhà gái sao cho thuận tiện trao mâm sính lễ.

Theo hiệu lệnh của chủ hôn, từng cặp nam nữ lần lượt thực hiện việc trao và nhận lễ vật. Khi trao mâm quả, đội bưng quả nhà gái nhận lễ từ tay đội nhà trai. Đồng thời trao lại phong bì trả duyên cho các nam bưng quả. Sau khi hoàn tất, đội bê tráp nữ bưng mâm quả vào nhà và đặt lên bàn thờ gia tiên.

Nhà gái giới thiệu hai họ và trình mâm quả

Ngay khi hai bên gia đình ổn định chỗ ngồi, đại diện nhà trai đứng lên giới thiệu thành phần tham dự lễ đón dâu về nhà trai từ người lớn tuổi đến nhỏ tuổi. Tiếp theo, đại diện nhà gái cũng giới thiệu các thành viên trong gia đình mình theo thứ tự tương tự.

Nhà trai trao lễ vật mâm quả cho nhà gái
Đoàn bưng mâm quả họ nhà trai trao cho nhà gái

Sau khi đã giới thiệu, đại diện nhà trai trình bày mục đích của buổi lễ và xin phép được trình lên ông bà tổ tiên các mâm quả sính lễ. Phía nhà gái cử người đại diện (thường là mẹ cô dâu hoặc chủ hôn) nhận lễ và đặt các mâm quả lên bàn thờ gia tiên.

Cô dâu ra mắt hai họ và làm lễ gia tiên

Để tiếp tục lễ đón dâu về nhà trai, đại diện xin phép nhà gái cho cô dâu ra mắt hai họ. Cô dâu được mẹ hoặc cha dắt từ phòng riêng ra, khoanh tay chào họ hàng hai bên. Chú rể đứng bên trái cùng cô dâu đứng bên phải mỉm cười chào quan khách.

Cặp đôi thực hiện trao nhẫn cưới và hoa cưới dưới sự hướng dẫn của chủ hôn. Bố mẹ cô dâu thắp hương, lên đèn và đọc bài khấn. Cô dâu và chú rể thắp hương theo sự hướng dẫn, sau đó lạy bốn lạy với người đã khuất và hai lạy với người còn sống.

Nếu gia đình tổ chức lễ Thượng Đăng, cặp đôi cùng nhau thắp đôi nến long phụng do nhà trai mang đến và dâng lên bàn thờ. Ngay sau đó nhà gái tiến hành trao tiền nạp tài lại cho đôi trẻ. Đại diện công bố số tiền tượng trưng làm vốn cho vợ chồng, sau đó trao tận tay cô dâu chú rể.

Dâng trà cho cha mẹ nhà gái

Sau khi làm lễ gia tiên, cô dâu và chú rể chuẩn bị thực hiện nghi thức dâng trà cho cha mẹ nhà gái. Cặp đôi đứng trước cha mẹ, mỗi người cầm một tách trà bằng hai tay và lần lượt mời cha rồi đến mẹ. 

Dâng trà cho cha mẹ nhà gái
Cô dâu và chú rể kính trà họ nhà gái

Khi cha mẹ nhận trà thì cô dâu và chú rể phải cúi đầu nhẹ để thể hiện sự kính trọng. Cha mẹ khi uống trà xong có thể trao lại phong bao lì xì hoặc quà tặng cho cặp đôi. Nghi thức này kết thúc khi cô dâu và chú rể cúi đầu cảm ơn và lùi về vị trí ban đầu.

Cha mẹ trao của hồi môn cho cô dâu

Sau khi hoàn tất nghi thức dâng trà cho cha mẹ nhà gái, cô dâu được cha mẹ mời ngồi để thực hiện nghi thức trao của hồi môn. Cha mẹ cô dâu lần lượt trao tặng trang sức, tiền mặt hoặc các món quà có giá trị. Mỗi món quà được trao bằng hai tay, kèm theo lời dặn dò và chúc phúc dành cho cô dâu.

>>> Xem thêm: [Cập nhật] Nhẫn vàng tây 10K giá bao nhiêu? Giá vàng hôm nay

Nhà trai làm lễ rước dâu

Sau khi hoàn tất các nghi thức tại nhà gái, hai bên gia đình chờ đến giờ lành để tiến hành lễ đón dâu về nhà trai ở nhà gái. Cô dâu và chú rể đứng trước cổng hoa cùng hai bên là đội bưng quả nam và nữ. Đội bưng quả nữ tiến lên trả lễ, đội nam nhận lại và cùng nhau tạo thành lối đi cho cặp đôi. 

Khi pháo kim tuyến được bắn lên, cô dâu khoác tay chú rể bước qua cổng hoa tiến ra xe hoa đã chuẩn bị sẵn. Đoàn nhà trai và nhà gái cùng tiễn cặp đôi kết thúc nghi thức lễ rước dâu tại nhà gái.

Trình tự lễ đón dâu về nhà trai tại nhà trai 

Khi hoàn thành lễ rước dâu về đến nhà trai, cô dâu sẽ thực hiện các nghi thức tiếp theo được tiến hành theo trình tự truyền thống. 

Bắt đầu làm lễ đón dâu về nhà trai

Xe hoa chở cô dâu chú rể dừng lại trước nhà trai, cách cổng chính một đoạn khoảng 100 đến 200 mét. Cặp đôi bước xuống xe, chỉnh lại y phục ngay ngắn trong lúc chờ hiệu lệnh làm lễ đón dâu về nhà trai.

Bắt đầu làm lễ đón dâu về nhà trai
Cô dâu xuống xe để làm lễ đón dâu về nhà trai

Khi đến giờ hoàng đạo, mẹ chồng tiến ra nhẹ nhàng dắt tay con dâu bước vào nhà. Chú rể đi ngay phía sau, cùng đoàn nhà trai di chuyển vào trong. Xung quanh bắn pháo kim tuyến và hoa giấy bay nhẹ tạo khung cảnh hạnh phúc của lễ đón dâu về nhà trai. 

Cô dâu chú rể làm lễ gia tiên

Khi vào đến phòng thờ, cô dâu và chú rể đứng trước bàn thờ tổ tiên nhà trai chào những người thuộc họ nhà trai. Chủ hôn hoặc đại diện gia đình nhà trai hướng dẫn cặp đôi thắp nhang. Cả 2 cùng kính cẩn dâng hương báo cáo tổ tiên việc kết duyên.

Sau khi dâng hương xong cô dâu và chú rể cúi lạy tổ tiên theo nghi thức của lễ đón dâu về nhà trai. Lễ lạy thường bao gồm bốn lạy như sau: hai lạy là cho tổ tiên đã khuất, hai lạy còn lại dành cho cha mẹ đang sống.

Nếu gia đình có thực hiện lễ tơ hồng thì cặp đôi sẽ cùng quỳ trước bàn thờ và nghe chủ hôn đọc bài văn tế Nguyệt Lão. Sau đó, cô dâu chú rể uống chung một ly rượu và ăn một miếng trầu cau nhằm gắn bó trọn đời.

Cô dâu mời trà ông bà, cha mẹ nhà trai

Lúc này, cô dâu và chú rể chuẩn bị thực hiện nghi thức mời trà tại nhà trai. Cô dâu đứng bên phải còn chú rể đứng bên trái. Cả 2 cùng nhau rót trà dâng lên ông bà nội ngoại, cha mẹ và các bậc trưởng bối trong gia đình.

Cô dâu mời trà ông bà, cha mẹ nhà trai
Cô dâu chú rể trao tách trà bằng hai tay

Mỗi lần mời trà, cô dâu chú rể trao tách trà bằng hai tay, cúi đầu chào nhẹ. Điều này trong lễ đón dâu về nhà trai nhằm thể hiện sự kính lễ với từng người trong dòng họ. Ông bà, cha mẹ và các thành viên lớn tuổi sẽ nhận trà, kèm theo lời chúc phúc dành cho đôi vợ chồng trẻ.

Sau mỗi lượt mời trà, cô dâu chú rể có thể được trao quà cưới hoặc phong bì mừng. Nghi thức mời trà kết thúc khi cặp đôi đã hoàn thành việc dâng trà cho toàn bộ trưởng bối trong gia đình nhà trai.

Mẹ chồng dẫn cô dâu vào phòng tân hôn

Kết thúc các nghi lễ đón dâu về nhà trai, mẹ chồng sẽ đưa cô dâu vào phòng tân hôn. Trước khi bước vào, mẹ chồng có thể dặn dò vài lời. Cô dâu và chú rể cùng vào phòng và thắp nhang bàn thờ nhỏ nếu có. 

Mẹ chồng dẫn cô dâu vào phòng tân hôn
Phòng tân hôn

Sau đó, mẹ chồng rời khỏi phòng và để đôi vợ chồng mới nghỉ ngơi hoặc thay trang phục. Một số gia đình tổ chức nghi thức trải giường cưới trước đó, do người phụ nữ có gia đình hạnh phúc thực hiện.

Tổ chức tiệc mừng và đãi khách

Khi hoàn tất lễ đón dâu về nhà trai cũng là lúc gia đình nhà trai chuẩn bị cho tiệc mừng. Cô dâu chú rể cùng bố mẹ hai bên ra khu vực đãi tiệc và sẵn sàng chào đón quan khách.

Khách mời lần lượt ổn định chỗ ngồi, buổi tiệc bắt đầu với lời phát biểu ngắn của đại diện nhà trai hoặc chủ hôn. Trong suốt bữa tiệc, cô dâu chú rể đi từng bàn mời rượu. Nhận lời chúc phúc và quà cưới từ khách dự tiệc. Buổi tiệc kết thúc khi các nghi thức chính hoàn tất, cô dâu chú rể cùng gia đình cảm ơn và tiễn khách ra về.

Lưu ý khi tổ chức lễ đón dâu về nhà trai

Để lễ đón dâu về nhà trai diễn ra suôn sẻ và trọn vẹn. Gia đình hai bên cần lưu ý tránh những sai sót thường gặp trong quá trình tổ chức.

Chọn sai giờ lành để làm lễ đón dâu

Việc chọn sai giờ lành để tổ chức lễ đón dâu về nhà trai có thể ảnh hưởng đến toàn bộ trình tự nghi thức và tâm lý của hai bên gia đình. Nếu không tuân thủ đúng giờ đã định, có thể dẫn đến việc phải chờ đợi lâu bỏ qua nhiều nghi thức. Từ đó gây ra sự lúng túng, vội vã làm lễ và thiếu trang nghiêm. 

Chọn sai giờ lành để làm lễ đón dâu
Chọn sai giờ lành làm ảnh hưởng đến toàn bộ nghi thức

Để tránh tình trạng này, hai gia đình nên thống nhất và lên kế hoạch chi tiết về thời gian. Đảm bảo mọi người có mặt đúng giờ và các nghi thức diễn ra suôn sẻ. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ đúng giờ lành giúp lễ cưới diễn ra thuận lợi. Kèm theo đó thể hiện sự tôn trọng đối với gia tiên.

Cô dâu ngoái lại nhà mẹ đẻ khi rời đi

Theo phong tục, khi làm lễ rước dâu về nhà trai thì cô dâu phải đi thẳng và không được ngoái đầu nhìn lại nhà mẹ đẻ trong suốt quá trình di chuyển. Việc quay lại được xem là hành động làm đứt đoạn sự may mắn. Làm ảnh hưởng đến cuộc sống sau này tại nhà chồng. 

Thường sẽ có người thân nhà gái đi bên cạnh để nhắc nhở cô dâu nhớ được điều này. Kèm theo đó giúp cô dâu giữ tâm trạng ổn định và di chuyển đúng theo lộ trình đã định. Khi ra đến xe hoa, cô dâu cùng chú rể lên xe để tiếp tục lễ đón dâu về nhà trai theo đúng trình tự.

Sính lễ và bàn thờ sơ sài

Khi tổ chức lễ đón dâu về nhà trai thì việc chuẩn bị mâm quả thiếu sót hoặc bày biện sơ sài là điều cấm kỵ. Mâm quả đón dâu phải được sắp xếp chỉn chu, đúng số lượng và hình thức đã thống nhất trước với nhà gái. Các lễ vật nếu không đầy đủ hoặc trình bày cẩu thả có thể làm ảnh hưởng đến gia tiên. 

Sính lễ và bàn thờ sơ sài
Mâm quả và bàn thờ gia tiên rất quan trọng trong lễ rước dâu về nhà trai

Bên cạnh đó, bàn thờ gia tiên tại nhà trai cũng phải được lau dọn sạch sẽ và bày biện lễ vật tươm tất. Nếu để bàn thờ trống trải và thiếu lễ vật cơ bản đặc biệt là trang trí qua loa sẽ bị xem là không tôn trọng tổ tiên. Làm cho cuộc sống sau này của cô dâu không được phù hộ

Cô dâu tự ra chào mà không đợi dẫn ra

Trong quá trình làm lễ, cô dâu không được tự ý ra chào mà không đợi người dẫn. Điều này có thể bị xem là thiếu lễ phép với hai bên họ hàng. Theo nguyên tắc của lễ đón dâu về nhà trai, cần phải ở trong phòng cho đến khi được người thân dẫn ra. 

Xe hoa không đi không đúng lộ trình

Đoàn xe phải xuất phát từ nhà gái và di chuyển thẳng về nhà trai theo hướng đường lành. Đặc biệt tránh đi những đường vòng vèo hoặc lùi xe giữa đường. Nếu xe hoa đi sai lộ trình hoặc bị quay đầu nhiều lần sẽ mang đến điềm không may. 

Vì vậy, trước ngày lễ cả hai gia đình cần thống nhất lộ trình di chuyển. Đồng thời dặn dò kỹ tài xế để đảm bảo lễ đón dâu diễn ra thuận lợi và đúng phong tục làm lễ đón dâu về nhà trai truyền thống.

>>> Xem thêm: Xe rước dâu ai ngồi? Mẹ chồng ngồi chung xe hoa được không?

Bên trên là toàn bộ những điều bạn cần biết để tổ chức lễ đón dâu về nhà trai hoàn chỉnh nhất. Nếu vẫn đang tìm kiếm cặp nhẫn cưới phù hợp cho cô dâu chú rể? Hãy đến Tierra Diamond Jewelry vì tại đây có đa dạng các mẫu thiết kế độc bản chỉ dành cho bạn. Từ vàng 14K đến 18K đều có đủ các chất liệu vàng để chọn lựa.

Bài viết liên quan

Nhận tư vấn từ Tierra

Đăng ký ngay bên dưới để nhận được sự hỗ trợ từ chúng tôi.

    icon-advise
    icon-advise

    icon chat