Đám cưới là một trong những nghi lễ quan trọng, không chỉ mang ý nghĩa gắn kết mà còn thể hiện những giá trị văn hóa truyền thống. Từ xưa đến nay, các lễ trong đám cưới đã có nhiều sự thay đổi, nhưng mỗi giai đoạn đều mang theo dấu ấn riêng biệt. Hãy cùng tìm hiểu và khám phá ngay các lễ trong đám cưới xưa đến sự kết hợp tinh tế giữa hiện đại và truyền thống trong các đám cưới ngày nay bạn nhé.
Các lễ trong đám cưới theo nghi thức truyền thống
Lễ nạp thái
Lễ nạp thái là nghi lễ đầu tiên trong “lục lễ” theo phong tục cổ truyền, nhưng không mang tính chất bắt buộc. Đây là dịp để nhà trai chính thức gặp gỡ nhà gái, trao đổi về sính lễ và tìm hiểu về gia đình của cô dâu.
Lễ vấn danh
Với nghi lễ này, nhà trai mong muốn được biết thông tin về ngày, tháng, năm sinh của cô dâu để xem tuổi và lên kế hoạch cho ngày tổ chức đám cưới. Lễ vật thường bao gồm trầu cau và rượu chè đơn giản. Để hoàn tất nghi lễ, nhà gái sẽ đưa cho nhà trai một tờ giấy ghi rõ họ tên và ngày tháng năm sinh của cô dâu.
Lễ nạp cát
Sau lễ vấn danh, nhà trai sẽ tổ chức lễ nạp cát để chính thức xin phép nhà gái làm lễ ăn hỏi và chọn ngày cưới. Lễ vật thường bao gồm buồng cau, rượu nếp trắng, mâm xôi gấc, và có thể có thêm thủ lợn hoặc lợn sữa quay, trà, bánh trái… Trong dịp này, nhà trai sẽ trao đổi với nhà gái về các chi tiết cụ thể và số lượng lễ vật cần chuẩn bị cho đám cưới.
Lễ nạp trương
Lễ nạp trưng, còn được gọi là lễ thách cưới, là lúc nhà gái đưa ra các yêu cầu cụ thể cho nhà trai về sính lễ. Có thể nói, đây là cơ hội để nhà gái đưa ra những yêu cầu khá cao, như vòng, xuyến, hoa tai, quần áo, bạc trắng, rượu, gạo, và lợn… Nhà trai sẽ xem xét khả năng của mình và đáp ứng những yêu cầu đó một cách hợp lý.
Lễ thỉnh kỳ
Lễ này là để quyết định ngày giờ tổ chức đám cưới. Nhà trai sẽ chọn ngày giờ và sau đó sẽ hỏi ý kiến nhà gái để cả hai bên thống nhất.
Lễ thân nghi
Khi mọi thứ đã được thống nhất và ngày giờ đã được định, bên trai sẽ mang lễ vật đến làm lễ rước dâu. Đây là lễ quan trọng và chính thức nhất trong đám cưới.
Có một số điều cần lưu ý trong lễ rước dâu: Cô dâu và chú rể không được ở trong thời kỳ chịu tang; ngày giờ cưới cần tránh các giờ xung khắc như giờ vong, sát chủ và tháng 7 âm lịch. Trước giờ đón dâu vài ba tiếng, nhà trai sẽ cử người mang cơi trầu với 12 miếng trầu cánh phượng và 12 miếng cau cánh tiên đến nhà cô dâu để báo xin giờ đón dâu.
Các lễ trong đám cưới Việt Nam ngày nay
So với các lễ trong đám cưới theo nghi thức truyền thống, thì đám cưới ngày nay có phần đơn giản và ít lễ nghi hơn.
Lễ dạm ngõ
Lễ dạm ngõ là một trong ba nghi lễ hôn nhân quan trọng của người Việt, có vai trò chính thức hóa mối quan hệ hôn nhân giữa hai gia đình. Ngày nay, lễ dạm ngõ chủ yếu là cơ hội để hai gia đình gặp gỡ, tìm hiểu nhau về gia cảnh, văn hóa và con người trước khi quyết định đến chuyện cưới xin của cô dâu và chú rể.
Trong lễ này, nhà trai sẽ đến nhà gái để xin phép cho đôi trẻ được tìm hiểu nhau kỹ hơn trước khi tiến tới hôn nhân. Lễ dạm ngõ không yêu cầu có người mối hay các lễ vật cầu kỳ, chỉ cần có trầu cau. Tùy thuộc vào từng vùng miền, thủ tục và lễ vật có thể có chút khác biệt, nhưng một điều không thay đổi là các lễ vật cần được chọn lựa kỹ càng, thể hiện sự trân trọng đối với nhà gái.
Lễ ăn hỏi (đính hôn)
Lễ ăn hỏi, hay còn gọi là lễ đính hôn, là một phần quan trọng không kém các lễ trong đám cưới phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt.
Trong lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ mang lễ vật đến nhà gái. Khi nhà gái nhận lễ, điều này có nghĩa là họ chính thức đồng ý gả con gái cho nhà trai. Lúc này, cặp đôi có thể được coi là vợ chồng chưa cưới, chỉ còn chờ ngày cưới để công khai với hai bên gia đình.
Lễ xin dâu
Lễ xin dâu truyền thống đã có từ lâu đời, nhưng hiện nay, nhiều gia đình đã bỏ qua để làm đơn giản hơn các phong tục cưới hỏi. Trong nghi lễ này, trước giờ đón dâu, mẹ của chú rể và nhà trai sẽ đến nhà gái với một cơi trầu cau và một chai rượu (hay còn gọi là tráp xin dâu). Mục đích là để thông báo trước và giúp nhà gái yên tâm chuẩn bị cho tiệc cưới.
Lễ rước dâu
Rước dâu là nghi lễ quan trọng nhất ở các lễ trong đám cưới xin của người Việt, thường được gọi ngắn gọn là lễ cưới. Dù các nghi lễ khác có thể được gộp lại hoặc lược bớt, thì rước dâu vẫn là bước không thể thiếu và thường diễn ra ngay sau lễ xin dâu.
Trong lễ này, đoàn nhà trai sẽ đến nhà gái và thực hiện các nghi thức như phát biểu, làm lễ gia tiên, và tặng của hồi môn cho cặp đôi. Cuối cùng, họ sẽ đưa cô dâu về nhà chú rể để tổ chức lễ thành hôn cho đôi vợ chồng mới.
Lễ lại mặt
Lễ lại mặt là phong tục cuối cùng sau đám cưới, thường được thực hiện sau khi đã tổ chức lễ cưới. Trong lễ này, nhà trai sẽ chuẩn bị sính lễ như một con gà trống và gạo nếp, hoặc đôi khi chỉ là bánh kẹo, rượu và thuốc lá để đôi vợ chồng trẻ mang về nhà bà ngoại. Vào ngày lễ lại mặt, cô dâu và chú rể sẽ ở lại ăn cơm cùng bố mẹ vợ, thể hiện sự trân trọng và kết nối với gia đình nhà gái.
Các lễ trong đám cưới có thể lược bỏ bớt hay không?
Dù có thể đơn giản hóa hoặc lược bớt nhiều nghi thức, nhưng ba nghi lễ cơ bản không thể thiếu trong đám cưới là ăn hỏi, rước dâu và lại mặt. Đây là các lễ trong đám cưới của người Việt đã được gìn giữ và duy trì qua nhiều thế hệ.
Nghi thức lễ cưới công giáo là gì?
Nghi thức lễ cưới công giáo là phần quan trọng trong hôn lễ dành cho những người theo đạo công giáo hoặc khi cô dâu, chú rể đều là người công giáo. Lễ cưới sẽ được tổ chức tại Nhà thờ, nơi cô dâu và chú rể trao nhẫn cưới và lập lời thề dưới sự chứng kiến của Thiên Chúa, Cha xứ, gia đình hai bên và cộng đoàn. Đối với người Công giáo, nghi lễ này mang một ý nghĩa rất thiêng liêng.
Một số nghi thức lễ cưới độc đáo thay cho cắt bánh, rớt rượu
Việc chú rể và cô dâu cùng nhau cắt bánh và rót rượu sâm-panh tượng trưng cho sự đồng lòng và chia sẻ trong cuộc sống hôn nhân, thể hiện tinh thần cùng nhau vượt qua mọi thử thách và tận hưởng những niềm vui. Bạn hoàn toàn có thể sáng tạo hoặc thay thế các nghi lễ này bằng những hoạt động khác có ý nghĩa tương tự.
Các lễ trong đám cưới đều mang một ý nghĩa tốt đẹp riêng. Quan trọng là bạn chọn những nghi lễ phù hợp với phong cách và cá tính của hai bạn, để tiệc cưới trở nên thú vị và ý nghĩa hơn.
Nghi thức rót cát
Cát thường được xem là biểu tượng của sự sống và sự vĩnh cửu. Trong nghi thức này, cô dâu và chú rể sẽ được trao hai lọ cát màu khác nhau. Họ sẽ cùng nhau đổ hai lọ cát vào một chiếc lọ lớn, để chúng hòa quyện vào nhau. Hai màu cát đại diện cho hai cá nhân khác nhau, và hành động này tượng trưng cho sự hòa hợp và gắn bó bền chặt giữa hai người. Khi cát hòa quyện, chúng không còn phân biệt được, tạo nên một hình ảnh không thể tách rời, giống như tình yêu và cuộc sống chung của cô dâu và chú rể.
Nghi thức trồng cây
Thay vì nghi thức cắt bánh cưới và rót rượu, bạn có thể thực hiện một nghi lễ đặc biệt trong hôn lễ bằng cách cùng nhau ươm một chậu cây. Cô dâu và chú rể sẽ cùng vun đắp đất và tưới nước cho cây, tượng trưng cho sự chăm sóc và nuôi dưỡng cuộc sống hôn nhân, giống như cách một cây non cần được chăm sóc để phát triển mạnh mẽ và tươi tốt. Sau khi tiệc cưới kết thúc, cặp đôi có thể mang chậu cây về nhà để tiếp tục chăm sóc, như một kỷ vật quý giá lưu giữ khoảnh khắc ngày cưới và gửi gắm những điều tốt đẹp của tình yêu qua từng năm tháng.
Nghi thức in dấu vân tay
Trong nghi thức này, cô dâu và chú rể sẽ cùng nhau in dấu vân tay lên một bức tranh kỷ niệm, có thể là tranh vẽ hoặc bảng chúc mừng được tạo nên bởi sự góp mặt của tất cả khách mời. Việc in dấu vân tay tượng trưng cho sự hòa quyện màu sắc riêng biệt của hai người, tạo nên một bức tranh hạnh phúc. Sau đám cưới, bức tranh này có thể được treo tại tổ ấm mới, như một kỷ vật lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ trong ngày vui của cặp đôi.
Nghi thức góp gạo thổi cơm
Trong nghi thức này, cô dâu và chú rể sẽ cùng nhau đổ gạo vào chung một lọ. Gạo, biểu tượng của sự no đủ và tài lộc trong văn hóa Việt, tượng trưng cho sự hòa hợp và chung sức. Khi hai loại gạo hòa quyện vào nhau, cũng là lúc hai con người từng xa lạ trở thành một gia đình, cùng nhau vun đắp, xây dựng một tổ ấm hạnh phúc, yên bình và đầy đủ.
Các lễ trong đám cưới xưa đến những nghi thức hiện đại ngày nay, mỗi bước đều mang một giá trị văn hóa sâu sắc và ý nghĩa thiêng liêng. Dù cho phong tục có thay đổi theo thời gian, tinh thần kết nối, gắn bó giữa hai gia đình vẫn luôn là điểm nhấn không thể thiếu trong mọi lễ cưới. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã có thêm nhiều thông tin thú vị và hiểu rõ hơn về các lễ trong đám cưới trong ngày trọng đại, từ đó chọn lựa được những nghi thức phù hợp và ý nghĩa nhất cho hôn lễ của mình
Và đừng quên ghé ngay Tierra Diamond để lựa chọn ngay cặp nhẫn cưới ưng ý, kỉ vật gắn kết một đời cùng cặp đôi nhé!
Post Views: 759