• Về Tierra
Logo Logo white

Đám nói là gì? Những bước chuẩn bị và thủ tục bạn cần biết

Đám nói không chỉ là buổi gặp mặt đơn giản giữa hai gia đình. Nó còn là bước đầu tiên mở ra hành trình hôn nhân chính thức. Vậy đám nói miền tây cần chuẩn bị những gì, chi phí bao nhiêu và làm sao để không mắc sai lầm? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ toàn bộ thủ tục đám nói từ A đến Z để sẵn sàng cho ngày trọng đại.

Đám nói là gì?

Đám nói còn gọi lễ dạm ngõ ở miền Bắc theo cách gọi của người ở miền Tây Nam Bộ. Đám nói bắt nguồn từ “nói chuyện” mang ý nghĩa buổi nói chuyện đầu tiên giữa hai gia đình. Thông qua đám nói, người lớn hai bên có cơ hội trò chuyện. Tìm hiểu thông gia và cùng nhau thống nhất những bước tiếp theo cho đám cưới.

Buổi lễ thường diễn ra trong không khí thân tình và ấm cúng. Nhà trai chuẩn bị lễ vật đơn giản như trầu cau, bánh kẹo, trái cây và rượu. Thể hiện sự thành ý và tôn trọng với nhà gái. Nhà gái sẽ tiếp đó, chuẩn bị bàn thờ tổ tiên để thắp hương xin phép ông bà, tổ tiên chứng giám.

Đám nói miền tây
Đám nói miền tây

Ý nghĩa của đám nói 

Hôn nhân không còn là chuyện riêng, mà là lúc hai gia đình cùng bước vào mối quan hệ gắn kết lâu dài. Như đã giải thích đám nói là gì, vào ngày đó mọi chuyện được trao đổi nghiêm túc và đầy thiện chí.

Với người lớn: lễ dạm ngõ thể hiện sự chỉn chu trong cách cư xử. Thay vì để con cái tự quyết, họ vẫn muốn giữ một phần vai trò trong mối hôn nhân. Cuộc trò chuyện giữa hai bên gia đình nhằm để tìm hiểu, đoán định và sẻ chia.

Đối với cặp đôi: đám nói là bước chuyển quan trọng trong mối quan hệ. Từ yêu đương tự do chuyển sang giai đoạn có sự đồng thuận từ gia đình. Từ đây, họ có thể yên tâm cùng nhau chuẩn bị cho tương lai.

Với gia đình hai họ: đám nói còn là dịp thể hiện sự gắn bó giữa hai bên gia đình. Không khí ấm cúng và chân thành của buổi lễ là nền tảng đầu tiên để tạo nên mối quan hệ thông gia hòa thuận và bền vững.

Đám nói là ngày 2 gia đình trao đổi nghiêm túc
Đám nói là ngày 2 gia đình trao đổi nghiêm túc

Đám nói cần chuẩn bị gì?

Để buổi dạm ngõ diễn ra suôn sẻ và trang trọng, cả hai bên gia đình đều cần chuẩn bị kỹ lưỡng từ lễ vật đến trang phục, không gian tiếp đón và thành phần tham dự. Tuy không quá cầu kỳ như lễ cưới, nhưng để giữ nét truyền thống thì bạn cần biết đám nói cần gì.

Xem thêm: Những điều cần biết về lần đầu nhà trai đến thăm nhà gái

Nhà trai cần chuẩn bị gì cho đám nói?

Nhà trai cần chuẩn bị lễ vật và thành phần tham dự đầy đủ để thể hiện sự nghiêm túc và tôn trọng nhà gái. 

  • Lễ vật cơ bản: gồm trầu cau, cặp rượu, trà, bánh kẹo và trái cây. Các lễ vật vẫn cần được chọn lựa kỹ lưỡng và trình bày gọn gàng, đẹp mắt. Một số vùng miền còn có thêm đặc sản như bánh phu thê hay bánh hồng.
  • Xem ngày lành: trước khi tổ chức đám nói nên xem ngày lành tháng tốt. Việc chọn ngày lành cho lễ dạm ngõ sẽ thể hiện sự chu đáo và mong muốn mọi chuyện suôn sẻ. 
  • Ai nên tham gia đám nói: gồm bố mẹ, người đại diện và một vài người thân thiết. Người lớn tuổi và có uy tín trong gia đình thường được chọn làm trưởng họ.
  • Đám nói mặc đồ gì: với nhà trai nên ăn mặc lịch sự, gọn gàng. Nam giới có thể chọn sơ mi và quần tây, phụ nữ mặc áo dài hoặc váy thanh lịch. Không cần quá kiểu cách nhưng nên thể hiện sự tôn trọng với nhà gái.
Nhà trai cần chuẩn bị mâm quả cho đám nói
Nhà trai cần chuẩn bị mâm quả, trà, bánh

Nhà gái cần chuẩn bị gì cho đám nói?

Nhà gái cần chuẩn bị không gian tiếp đón chu đáo để tạo ấn tượng ban đầu với nhà trai. 

  • Dọn dẹp nhà cửa: nhà gái cần lau chùi bàn thờ gia tiên và trang trí thêm hoa tươi, mâm ngũ quả. Không chỉ thể hiện sự tôn kính với tổ tiên mà còn thể hiện nếp nhà gọn gàng, ấm cúng.
  • Chuẩn bị sẵn trà, bánh kẹo và nước uống: mọi thứ nên được bày biện tinh tế trên bàn, tạo cảm giác chỉn chu và hiếu khách. Nếu có điều kiện, gia đình nên chuẩn bị thêm mâm cơm thân mật để đãi nhà trai sau lễ. Tận dụng cơ hội để hai bên trò chuyện, gắn kết và tìm hiểu kỹ hơn về nhau.
  • Ai có thể tham dự đám nói: như ông bà, cha mẹ và mặc trang phục nhã nhặn, nhẹ nhàng. Cô dâu có thể chọn áo dài truyền thống, trang điểm nhẹ nhàng. Nhằm giữ vẻ tự nhiên nhưng vẫn tươi tắn và chỉn chu trong mắt gia đình chồng tương lai.
Nhà gái cần dọn dẹp nhà cửa tươm tất cho đám nói
Nhà gái cần dọn dẹp và trang trí bàn thờ

Chi phí khi tổ chức đám nói

Chi phí tổ chức đám nói hay đám hỏi dự kiến khoảng từ 7 đến 28 triệu đồng. Mức chi phí này không quá lớn để buổi lễ diễn ra trọn vẹn và ấm cúng. Tổng chi phí dao động từ vài triệu tùy vào quy mô, phong tục vùng miền và mức độ đầu tư của mỗi gia đình.

Phần chi lớn nhất thường rơi vào lễ vật nhà traimâm cơm đãi khách của nhà gái. Ngoài ra, còn có các khoản như trang trí, trang phục, chụp hình hoặc quay phim kỷ niệm nếu gia đình có nhu cầu. Dưới đây là bảng chi phí tham khảo cho một buổi đám nói phổ biến:

Hạng mụcChi phí dự kiến
Lễ vật nhà trai2.000.000 – 5.000.000
Trang phục cô dâu và chú rể1.000.000 – 3.000.000
Trang trí không gian1.000.000 – 3.000.000
Mâm cơm đãi khách (5–10 người)1.500.000 – 4.000.000
Trà, bánh, nước tiếp khách300.000 – 800.000
Chụp ảnh, quay video (nếu có)2.000.000 – 5.000.000
Tổng chi phí ước tính7.800.000 – 20.800.000

Xem thêm: Tổng chi phí đám cưới là bao nhiêu? Cách căn bằng và tiết kiệm chi phí đám cưới

Thủ tục khi làm đám nói

Thủ tục tổ chức đám nói hiện nay đã được giản lược để phù hợp với nhịp sống hiện đại nhưng vẫn giữ được nét trang trọng cần có. Một buổi đám nói đúng nghi thức thường gồm bốn phần chính: nhà trai mang lễ vật đến nhà gái, nhà trai ngỏ lời, cô dâu chú rể làm lễ gia tiên và cuối cùng là phần trò chuyện.

Phần 1: Nhà trai mang lễ vật đến nhà gái

Lễ vật nên được chuẩn bị chỉn chu từ 3 đến 4 ngày trước khi tổ chức. Tới đúng giờ đã hẹn, nhà trai đem lễ vật đến nhà gái và bắt đầu buổi gặp mặt trong không khí nghiêm túc nhưng thân mật.

Phần 2: Nhà trai ngỏ lời với nhà gái

Khi hai bên đã ổn định chỗ ngồi, đại diện nhà trai phát biểu mở đầu, giới thiệu thành phần tham dự và lý do buổi lễ. Sau đó là phần trao lễ vật và chính thức thưa chuyện với nhà gái để đôi trẻ được qua lại nghiêm túc. Đại diện nhà gái đáp lời, nhận lễ và thể hiện sự đồng thuận.

Hai bên gia đình chào hỏi ở đám nói
Gia đình chào hỏi và kính lễ gia tiên

Phần 3: Cô dâu chú rể làm lễ gia tiên

Gia đình nhà gái dâng lễ lên bàn thờ tổ tiên, tiếp đó cô dâu chú rể thắp hương. Cầu mong ông bà chứng giám và ban phước lành cho chuyện hôn nhân sắp tới.

Xem thêm: Bàn thờ gia tiên là gì? Trình tự lễ gia tiên nhà trai và nhà gái

Phần 4: Hai bên gia đình bàn bạc và dùng bữa cơm thân mật

Kết thúc phần lễ, hai bên sẽ bàn bạc về các nghi thức sắp tới như lễ ăn hỏi, lễ cưới, ngày giờ tổ chức và số lượng sính lễ. Sau đó, nhà gái thường mời nhà trai ở lại dùng bữa cơm để gắn kết tình thân.

Sai lầm cần tránh trong đám nói 

Một số sai lầm trong đám nói có thể khiến buổi lễ mất đi sự trang trọng và thiện cảm ban đầu giữa hai bên gia đình. Vì vậy, việc chuẩn bị kỹ lưỡng và tránh những thiếu sót không đáng có.

Đám nói cần sính lể chỉn chu
Cần chuẩn bị sính lễ chỉn chu
  • Không xem ngày trước khi tổ chức: Dù đám nói đơn giản hơn đám cưới nhưng chọn ngày lành vẫn giúp mọi việc diễn ra thuận lợi và hợp phong tục. Nhiều gia đình không lưu ý nên dễ gây hiểu lầm hoặc không hợp tuổi đôi bên.
  • Chuẩn bị lễ vật sơ sài hoặc không đúng phong tục: Lễ vật cần thể hiện sự chỉn chu, thành ý. Cần được tham khảo trước với nhà gái để tránh thiếu sót. Số lượng vật lễ nên là số chẵn và được sắp xếp đẹp mắt.
  • Ăn mặc không phù hợp: Cũng là điều dễ khiến mất điểm trong mắt gia đình đối phương. Cả hai bên nên chọn trang phục lịch sự, kín đáo và tươi tắn để tạo thiện cảm.
  • Thiếu người đại diện có kinh nghiệm: Sẽ khiến buổi lễ trở nên lúng túng. Tốt nhất nên chọn người lớn tuổi, nói năng rõ ràng, nghiêm túc vừa phải. Cần biết ứng xử để đại diện cho gia đình trong phần nghi lễ.

Câu hỏi thường gặp

Tổng hợp những câu hỏi quan trọng và thường gặp nhất về

Đám nói và đám hỏi khác nhau không?

Cần lưu ý đám nói và đám hỏi là hai ngày lễ hoàn toàn khác nhau trong phong tục cưới hỏi. Do đám nói là lễ dạm ngõ theo cách gọi của miền Tây nên hoàn toàn khác với đám hỏi.

Đám nói là buổi gặp mặt đầu tiên giữa hai gia đình để chính thức xin phép cho đôi trẻ tìm hiểu nghiêm túc. Còn đám hỏi diễn ra sau đó, mang tính nghi lễ hơn với đầy đủ sính lễ và lời hứa gả con chính thức từ nhà gái. Nhiều gia đình hiện nay tổ chức gộp hai lễ làm một nhưng về bản chất thì đây vẫn là hai bước riêng biệt.

Đám nói và đám hỏi hoàn toàn khác nhau
Đám nói và đám hỏi hoàn toàn khác nhau

Đám nói hay đám nối?

Đám nói mới là cách viết đúng chính tả theo tiếng Việt chứ không phải đám nối. Cụm từ này xuất phát từ việc “nói chuyện” giữa hai gia đình về mối quan hệ của con cái. 

Còn “đám nối” là cách viết sai do phát âm nhầm, thường gặp ở một số vùng nói nhanh hoặc không phân biệt rõ âm cuối. Khi viết hoặc ghi thiệp mời, cần dùng đúng từ đám nói để tránh hiểu lầm.

Đám nói có cần coi ngày trước không?

Muốn tổ chức đám nói thì vẫn nên xem ngày lành tháng tốt trước khi tổ chức. Việc chọn ngày không chỉ giúp mọi việc thuận lợi mà còn thể hiện sự chu đáo và tôn trọng lẫn nhau giữa hai bên gia đình. 

Ngoài ra, nhiều gia đình còn coi trọng yếu tố hợp hay kỵ tuổi hoặc tránh những ngày xấu để tránh ảnh hưởng đến chuyện hôn nhân về sau.

Đám nói cần coi ngày để diễn ra suôn sẻ
Đám nói cần coi ngày để diễn ra suôn sẻ

Đi đám nói tặng quà gì?

Khi dự đám nói, bạn nên tặng quà có ý nghĩa nhẹ nhàng và mang tính chúc phúc. Một số lựa chọn phổ biến là hộp bánh, giỏ trái cây, trà ngon hoặc phong bì mừng tùy vào mức độ thân thiết. Không nên tặng quà giá trị cao hoặc mang tính riêng tư vì đây là buổi lễ mang tính gia đình.

Qua bài viết này, Tierra Diamond đã đưa đến bạn những thông tin hữu ích về đám nói. Hãy áp dụng những kiến thức trên vào ngày dạm ngõ của mình. Nếu muốn mua nhẫn kim cương dành cho đám nói miền Tây thì hãy ghé qua Tierra nhé!

Bài viết liên quan

Nhận tư vấn từ Tierra

Đăng ký ngay bên dưới để nhận được sự hỗ trợ từ chúng tôi.

    icon-advise
    icon-advise

    icon chat